I. Kiến thức cơ bản
1. Thiên nhiên và con người
- Khu vực Đông Nam Á hiện nay có 11 nước.
- Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng và ấm.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
- Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra ở Đông Nam Á:
+ Người tối cổ thời kì đồ đá cũ.
+ Người tinh khôn thời kì đá cũ hậu kì.
2. Sự xuất hiện các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- Sự phát triển của trình độ sản xuất:
+ Sang giai đoạn hậu kì đá mới, ở Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa nước, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc, kết hợp với nghề làm đồ gốm và dệt.
+ Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á vào khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN.
+ Vào khoảng thế kỉ tiếp giáp với Công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á, các tộc người Đông Nam Á bắt đầu đứng trước “ngưỡng cửa” của xã hội có giai cấp và Nhà nước.
- Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc:
+ Sự ra đời của các quốc gia cổ Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.
- Đồng thời, giữa các tiểu quốc Đông Nam Á thường xuyên có mối quan hệ trao đổi văn hoá với nhau.
- Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á:
+ Thời gian: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ II, hàng loạt các quốc gia cổ Đông Nam Á hình thành.
+ Vương quốc Cham-pa, quốc gia Phù Nam, tiểu quốc Xích Thổ, Đva-ra-đa-ti, Ha-ri-bien-giay-a, Vương quốc Sri-kse-tra, vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic.
+ Nổi bật nhất là Vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoảng thế kỉ I và tồn tại đến cuối thế kỉ VI tới 13 đời vua, đã chinh phục nhiều nước ở Đông Nam Á.
3. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là thời kì hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Đây là giai đoạn các nước nho hình thành theo địa vực tụ nhiên hợp nhất lại theo tộc người.
- Thế kỉ X - XIII là thời kì xác lập và phát triển của quan hệ sản xuất phong kiến trong mỗi quốc gia Đông Nam Á.
4. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Thế kỉ XIII, Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, họ lập ra một quốc gia nhỏ đến đầu thế kỉ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào Lùm, lập vương quốc Lạng Xạng giữa thế kỉ XIX.
- Sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, một số quốc gia đã trải qua thời kì tích lũy trước, bước vào thời kì phát triền thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỉ XVIII.
- Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
+ Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lặp các quốc gia dân tộc. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
5. Thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Thời gian: Từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
- Nguyên nhân:
+ Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
+ Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thủy lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
- Biểu hiện của suy thoái:
+ Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái.
+ Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia.
+ Sự đầu hàng dần dần trước sự xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.
6. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào Đông Nam Á.
- Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca – cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á, mở đầu quá trình xâm lược của các nước thực dân vào khu vục này.
- Tiếp đó Tây Ban Nha, Hà Lan cũng lập những thương điếm của mình ở Gia-các-ta và vùng phụ cận. Thực dân Anh đánh chiếm Miến Điện rồi xâm lược vào Xiêm.
- Từ thế kỉ XVIII, Pháp dòm ngó sau đó đến cuối thế kỉ XIX xâm lược ba nước Đông Dương, Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ xâm chiếm.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Loài vượn khổng lồ được các nhà khoa học phát hiện ở nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Ma-lai-xi-a
D. Phi-lip-pin.
Đáp án: B
Câu 2: Tại Việt Nam các nhà khoa học đã phát hiện ra những di cốt và những công cụ đồ đá của Người tối cổ ở vùng nào?
A. Thâm Khuyến, Thâm Hai, núi Đọ.
B. Sa Huỳnh Quảng Ngãi.
C. Ở đồng bằng sông Hồng.
D. Ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A
Câu 3: Vào giai đoạn nào ở Đông Nam Á đã có sự chuyển tiến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trong lúa nước ?
A. Sơ kì đá mới.
B Trung kì đá mới
C. Hậu kì đá mói.
D Sơ kì đồ sắt.
Đáp án: C
Câu 4: Ngoài nông nghiệp trồng lúa nước, còn có những ngành nào ra đời ở Đông Nam Á trong thời hậu kì đá mới?
A. Chăn nuôi gia súc.
B. Làm đồ gốm và dệt vải.
C. Đúc đồng rèn sắt
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 5: Dấu vết của những hột lúa cháy hay vỏ trấu trộn trong gốm được tìm thấy ở đâu ?
A. Thái Lan.
B. Thái Lan, Việt Nam.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
D. Việt Nam, Ma lai-xi-a, Phi-líp-pin.
Đáp án: B
Câu 6: Vào những thế kỉ tiếp giáp với Công nguyên, loại công cụ nào được bắt đầu sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á để đưa các tộc người Đông Nam Á đứng trước “ngưỡng cửa “ của xã hội có giai cấp và Nhà nước?
A. Đồ đồng.
B. Đồ đá mới.
C. Đồ sắt.
D. Các loại công cụ trên.
Đáp án: C
Câu 7: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay có vương quốc nào ra đời?
A. Vương quốc Cham-pa.
B. Vương quốc Phù Nam.
C. Vương quốc Pa-gan.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: A
Câu 8: Vương quốc Phù Nam xuất hiện vào khoảng thời gian nào và tồn tại đến khoảng thời gian nào?
A. Từ cuối thế kỉ I đến đầu thế kỉ VI.
B. Từ cuối thế kỉ II đến cuối thế kỉ VI.
C. Từ cuối thế kỉ I đến cuối thế kỉ VI.
D. Từ đầu thế kỉ I đến đầu thế kỈ VI.
Đáp án: C
Câu 9: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành vào thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII đến đầu thế kỉ X.
B. Từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X.
D. Từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X.
Đáp án: B
Câu 10: Từ thế kỉ IX, vương quốc nào đã trở thành một trong những vương quốc mạnh và hãm chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á ?
A. Phù Nam
B. Cam-pu chia
C. Pa-gan
D. Cham-pa.
Đáp án: B
Câu 11: Dưới thời Giay-a-vác-man, quân Cam-pu-chia đã xâm chiếm nước nào, thu phục trung và hạ lưu Mê Nam?
A. Phù Nam
B. Pa-gan.
C. Cham-pa.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: C
Câu 12: Vào thế kỉ IX, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Miến đã lập ra vương quốc nào?
A Vương quốc Pa-gan
B. Vương quốc Cham-pa.
C. Vương quốc Phù Nam.
D. Vương quốc của người Môn-ha-ri-pun-giay-a
Đáp án: A
Câu 13: Vương quốc Xu-khô-thay-a và A-ứt-thay-a của người Thái được thành lập ở khu vực nào của Đông Nam Á ?
A. Thượng nguồn sông Mê Công.
B. Hạ nguồn sông Mê Công.
C. Lưu vực sông Mê Nam.
D. Tất cả các khu vực trên.
Đáp án: C
Câu 14. Vào thời gian nào các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái?
A. Nửa sau thế kỉ XVI.
B. Nửa sau thế kỉ XVII
C. Nửa đầu thế kỉ XVIII.
D. Nửa sau thế kỉ XVIII.
Đáp án: D
Câu 15: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bắt nguồn từ đâu?
A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.
B. Từ ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia.
C. Từ sự chia rẽ giữa các tộc người ở Đông Nam Á.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Đáp án: B
Câu 16: Nhân tố nào là nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc ở Dông Nam Á ?
A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
B. Phong trào khởi nghĩa của nông dân.
C. Sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á.
D. Sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước.
Đáp án: A