I. Kiến thức cơ bản
1. Vương quốc Cam-pu-chia
- Ở Cam-pu-chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ-me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò Rạt. Đến thế kỉ XVI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, họ tự gọi là Cam-pu-chia.
- Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Kinh tế:
• Nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.
• Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.
• Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
+ Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, khu đền Bay-on...
+ Các vua Cam-pu-chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và hãm chiến trận nhất Đông Nam Á.
- Từ thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu do Vương quốc Thái tấn công xâm lược rất nhiều lần phải bỏ kinh đô cũ về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị người Pháp xâm chiếm (1863).
2. Vương quốc Lào
- Cư dân cổ của Lào nói tiếng Khơ-me, gọi là Lào Thơng. Mãi đến thế kỉ XIII, mới có một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, sinh sống hoà nhập với người Lào Thơng, gọi là người Lào.
- Thế kỉ XIV, họ lập nước riêng, gọi là Lạn Xang. Vua sáng lập là Pha Ngừm.
- Thời thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII dưới triều vua Xu-li-nha-Vông-xa. Những biểu hiện của sự thịnh vượng:
+ Sản vật dồi dào, trao đổi, buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng.
+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.
+ Chia đất nước thành các mường.
+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh.
+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.
- Sang thế kỉ XVIII, Lạn Xang suy yếu dần vì các cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc. Sau khi Xu-li-nha-vông-xa qua đời, nước Lạn Xang bị chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau. Nhân cơ hội dó, Xiêm đã xâm chiếm và cai trị Lào, tình trạng đó kéo dài đến khi thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa (năm 1893).
- Văn hoá của Lào:
+ Chữ viết: từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
+ Văn học dân gian: văn học viết.
+ Tôn giáo: đạo Hin-đu và đạo Phật
+ Kiến trúc: theo kiểu Hin-đu và Phật giáo.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành vào thời gian nào?
A. Thế kỉ III
B. Thế kỉ IV.
C. Thế kỉ V.
D. Thế kỉ VI.
Đáp án: D
Câu 2: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?
A. Thời kì thịnh đạt.
B. Thời kì Ăng-co.
C. Thời kì hoàng kim.
D. Thời kì Bay-on.
Đáp án: B
Câu 3: Dưới thời Ăng-co, người dân Cam-pu-chia sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Tất cả các nghề trên.
Đáp án: A
Câu 4: Vào thòi gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và hãm chiến trận nhất ở Đông Nam Á?
A. The kỉ XI-XII.
B. Thế kỉ X-XI.
C. Thế kỉ X - XII.
D. Thế kỉ XIII.
Đáp án: C
Câu 5: Dưới thời Giay-a-vac-man VII, quân Cam-pu-chia đã biến vương quốc nào thành một tỉnh của Ăng-co?
A. Thái Lan.
B. Chăm-pa.
C. Chân Lạp.
D. Mã Lai.
Đáp án: B
Câu 6: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
D. Phía Tây-Bắc Biển Hồ là vùng đất của Cham-pa phải trả lại.
Đáp án: B
Câu 7: Vào năm 1863, Cam-pu-chia bị nước nào xâm lược?
A Thái Lan.
B. Mã Lai.
C. Anh
D. Pháp.
Đáp án: D
Câu 8: Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?
A. Đạo Phật Đại thừa.
B. Đạo Phật Tiểu thừa.
C. Đạo Hin đu.
D. Đạo Ki tô.
Đáp án: A
Câu 9: Cư dân Lào cổ cũng nói tiếng Môn Khơ-me, gọi là gì?
A. Lào Lùm.
B. Lào Thơng.
C. Lào Môn Khơ-me.
D. Lào Xang.
Đáp án: B
Câu 10: Vương quốc Lạn Xang bước vào giai đọan thịnh vượng vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV - XV.
B. Thế kỉ XVI - XVII.
C. Thế kỉ XV - XVII
D. Thế kỉ XV – XVI.
Đáp án: C
Câu 11: Dưới thời vua nào, nước Lạn Xang chia thành 7 tỉnh?
A. Pha Ngừm.
B. Xu-li-nha-Vông-xa.
C. Khún Bo-lom.
D. Phia Khám Phông.
Đáp án: B
Câu 12: Điền vào chỗ trống câu sau đây:
- Sau khi Xu-li-nha-vông-xa qua đời, nước Lạn Xang chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau: Luông-pha-bang, Viêng-chăn và Chăm-pa-xắc”.
A. Xiêng Khoảng.
B. Sê nô.
C. Mường Sài.
D. Viêng Chăn.
Đáp án: D