Lịch sử 10, Bài 8: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
2019-09-27T10:27:16-04:00
2019-09-27T10:27:16-04:00
https://sachgiai.com/Lich-su/lich-su-10-bai-8-cac-quoc-gia-an-va-van-hoa-truyen-thong-an-do-12300.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ năm - 26/09/2019 23:05
Tóm tắt lý thuyết cần nhớ và giải bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10, Bài 8: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
I. Kiến thức cơ bản
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
- Khoảng 1500 TCN, vùng sông Hằng ở Đông Bắc có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bắt đầu hình thành một số nhà máy đầu tiên.
- Đến 500 năm TCN, nước Ma-ga-đa tỏ ra lớn mạnh hơn cả.
- Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra được coi là cùng thời với Phật tổ. Nhưng vua kiệt xuất nhất là A-sô-ka (thế kỉ thứ III TCN). Ấn Độ bước vào một thời kì chia rẽ, khủng hoảng kéo dài cho đến đầu công nguyên.
2. Thời kì phát triển – Vương triều Gúp-ta.
- Đến đầu công nguyên miền Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì mới. thời kì phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319 - 476). Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta: Sự truyền bá đạo Phật, lòng tôn sùng đạo Phật người ta làm nhiều chùa bang. Cùng vói chùa là những pho trượng phật điều khắc bằng đá, trên đá.
- Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển.
- Chữ viết chủ yếu là chữ Phạn.
Bảng tóm tắt văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Người Ấn Độ mang văn hoá truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rất rõ rệt.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Vua đầu tiên của nước Ma-ga-đa là ai?
A. Bim-bi-sa-ra.
B. A-sô-ca.
C. A-cơ-ba.
D. Không phải các vua trên.
Đáp án: A
Câu 2: Ông vua kiệt xuất của nước Ma-ga-đa và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ là ai?
A. Bim-bi-sa-ra.
B. A-sô-ca.
C. A-cơ-ba.
D. Bơ-ra-ma.
Đáp án: B
Câu 3: Đến Vương triều nào, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất trở lại, bước vào một thời kì mới, thời kì phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
B. Vương triều Hac-sa.
C. Vương triều A-sô-ca.
D. Vương triều Gup-ta.
Đáp án: D
Câu 4: Vương triều Gup-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?
A. Gúp-ta sáng lập, vào đầu Công nguyên.
B. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỉ II.
C. A-cơ-ba sáng lập, vào thế kỉ IV.
D. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN.
Đáp án: A
Câu 5: Vương triều Gup-ta có bao nhiêu đời vua? Trải qua bao nhiêu năm.
A. 7 đời vua - 120 năm.
B. 9 đời vua - 150 năm.
C. 8 đời vua - 140 năm.
D. 10 đời vua - 150 năm.
Đáp án: B
Câu 6: Đạo Phật ra đời vào thời gian nào ở Ấn Độ? Tương ứng với đời vua nào?
A. Thế kỉ III TCN, tương ứng với vua A-sô-ca.
B. Thế kỉ I, tương ứng với vua Gúp-ta.
C. Thế kỉ IV, tương ứng với vua Ha-sa.
D. Thế kỉ VI TCN, tương ứng với vua Bim-bi-sa-ra.
Đáp án: D
Câu 7: Phật giáo được truyền bá rộng khắp dưới thời vua nào của Ấn Độ?
A. Bim-bi-sa-ra.
B. A sô-ca.
C. A-cơ-ba.
D. Gúp-ta.
Đáp án: B
Câu 8: Trong bốn thần chủ yếu mà người Ấn Độ thờ, thần Bơ-ra-ma gọi là thần gì?
A. Thần Sáng tạo thế giới.
B. Thần tàn phá.
C. Thần Bảo hộ.
D. Thần sấm sét.
Đáp án: A
Câu 9: Thần nào dưới đây ở Ấn Độ được gọi là thần Bảo hộ?
A. Bơ-ra-ma.
B. Si-va.
C. Vi-sna.
D. In-đra.
Đáp án: C
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hoá lâu đời của Ấn Độ?
A. Tôn giáo, Phật giáo và Hin đu giáo.
B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng Phật.
C. Chữ viết đặc biệt là chữ Phạn.
D. Lễ Hội tổ chức vào mùa gặt hái.
Đáp án: D
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.