I. Kiến thức cơ bản
1. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông nghiệp lúa nước
- Khoảng 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ.
- Nhờ đó mà nghề trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
- Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước ddã tạo nên năng suất lao động cao
Trên cơ sở đó đã hình thành những nền văn hoá lớn vào cuối thời nguyên thuỷ.
2. Những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thủy
a. Văn hoá Phùng Nguyên:
• Thời gian: Đầu thiên niên kỉ II trước Công nguyên.
- Địa bàn: Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng.
- Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa nước, sống trong các công xã thị tội mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá.
- Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức nhiều loại. Tục chôn người chết nơi cư trú...
b. Văn hoá Sa Huỳnh:
- Thời gian: Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm.
- Địa bàn: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà.
- Đời sống vật chất: Nông nghiệp lúa và trồng các loại cây khác. Công cụ phổ biến bằng đá.
- Đời sống tinh thần: Làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thuỷ tinh. Thiêu xác chết.
c. Văn hoá Đồng Nai và Óc Eo:
- Địa bàn: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, ...
- Đời sống vật chất: Nông nghiệp trồng lúa nước và các loại cây lương thực khác. Công cụ bằng đá là chủ yếu.
* Sơ kết: Khoảng 4000 năm cách đây, các bộ lạc sống trên đất nước ta như Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai,... đã bước vào thời đại kim khí, tiến hành phổ biến nông nghiệp lúa nước, là cơ sở tiền đề đưa đến sự chuyển biến lớn lao của xã hội - Công xã thị tộc giải thể, quốc gia và nhà nước ra đời sau đó.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cách đây khoảng 4,000 năm, cư dân nước ta đã biết sử dụng nguyên liệu gì để chế tạo công cụ?
A. Nguyên liệu sắt.
B. Nguyên liệu đồng.
C. Nguyên liệu tre, gỗ.
D. Nguyên liệu đá.
Đáp án: B
Câu 2: Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động có tác dụng nghề sản xuất nào?
A. Nông nghiệp trồng lúa.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Tất cả các ngành trên.
Đáp án: A
Câu 3. Điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
"Đầu thế kỉ thứ II TCN. Các bộ lạc sống ở ............................. đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ."
A. Phùng Nguyên
B. Đông Sơn.
C. Sông Hồng.
D. Sa Huỳnh.
Đáp án: C
Câu 4: Chủ nhân của nền văn hoá nào mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam?
A. Hoa Lộc.
B. Sa Huỳnh.
C. Phùng Nguyên.
D. Đồng Nai.
Đáp án: C
Câu 5: Các di tích văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện nhiều nơi thuộc vùng nào ở Việt Nam?
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Đáp án: A
Câu 6: Công cụ lao động chủ yếu của các bộ lạc Phùng Nguyên bằng gì?
A. Bằng đồng.
B. Bằng sắt.
C. Bằng đá.
D. Bằng tre gỗ.
Đáp án: C
Câu 7: Chủ nhân của nền văn hoá nào sống ở vùng châu thổ sông Mã?
A. Hoa Lộc.
B. Sa Huỳnh.
C. Phùng Nguyên.
D. Đồng Nai.
Đáp án: A
Câu 8: Các di tích văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện ở các tỉnh nào hiện nay?
A. Quảng Ngãi, Bình Định.
B. Quảng Nam, Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà.
D. Tất cả các tỉnh trên.
Đáp án: D
Câu 9: Văn hoá Óc Eo là văn hóa của vùng nào?
A. Đông Nam Bộ.
B. Nam Trung Bộ.
C. Tây Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: C
Câu 10: Các di tích văn hoá Đồng Nai thuộc vùng nào?
A. Nam Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nam Bộ.
Đáp án: C