I. Kiến thức cơ bản
1. Quốc gia cổ Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
a. Sự hình thành quốc gia cổ Chăm-pa
- Trên địa bàn văn hóa Sa Huỳnh đã hình thành quốc gia cổ Lâm Áp - Chăm-pa.
- Cuối thế kỉ II, nhân lúc tình hình Trung Quốc loan lạc, Khu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ. Khởi nghĩa thắng lợi, Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Áp.
- Các vua Lâm Áp dựa vào lực lượng quân đội khá mạnh, tấn công các nước láng giềng mở rộng lãnh thổ về phía bắc đến Hoành Sơn, phía nam đến Phan Rang và đổi tên nước là Chăm-pa.
b. Quốc gia Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
- Nông nghiệp: Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu, bò. Sử dụng guồng xe nước trong sản xuất.
- Thủ công nghiệp: Nghề dệt, làm đồ gốm, đồ trang sức, chế tạo vũ khí bằng kim loại, đóng gạch.
- Thiết chế nhà nước: Quân chủ chuyên chế. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Dưới vua có Tể tướng và hai đại thần. Dưới đại thần có các thuộc quan. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính gọi là châu. Dưới châu là huyện. Huyện chia thành các làng.
- Quân đội: Có khoảng 40.000 đến 50.000 quân, bao gồm bộ binh, thuỷ binh, kị binh và tượng binh.
- Chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ.
- Tôn giáo Bà-la-môn và Phật giáo.
- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau và hoả táng người chết.
2. Quốc gia cổ Phù Nam
a. Sự hình thành:
- Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hoá Óc Eo vào khoảng thế kỉ I và trở thành quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á bấy giờ.
- Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu vương quốc, bộ phận chủ yếu là ở Tây Nam Bộ, nói tiếng Nam Đào.
b. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá:
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả và cây lương thực khác.
+ Thủ công nghiệp: phát triển, gồm nhiều ngành nghề: gốm, luyện kim.
- Về chính trị: thể chế chính trị quân chủ theo kiểu Ấn Độ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
- Về văn hoá: Ở nhà sàn, mặc đồ chui đầu, xăm mình, xoã tóc, đi chân đất, hỏa táng. Đồ trang sức có nhẫn, khuyên, vòng đồng. Phật giáo và Bà-la-môn được sùng tín. Nghệ thuật xây dựng, kiến trúc, múa, nhạc khá phát triển.
* Sơ kết:
- Những nét tương đồng và mối quan hệ giữa các quốc gia Chăm-pa cổ. Phù Nam cổ và Văn Lang - Âu Lạc cổ: có một nền kinh tế, văn hoá phát triển và quan hệ với nhau.
- Mỗi cư dân đều có những nét riêng về văn hoá, xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, đặc điểm nghệ thuật, xây dựng, kiến trúc...
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quốc gia cổ Lâm Ấp - Chăm-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hoá nào?
A. Đồng Nai.
B. Óc Eo.
C. Sa Huỳnh
D. Đông Sơn.
Đáp án: C
Câu 2: Ai là người hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp?
A. Vua Hùng.
B. Thục Phán.
C. Khu Liên.
D. Không phải các vua trên.
Đáp án: C
Câu 3: Địa bàn của nước Cham-pa thế kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?
A. Phía bắc đến Quảng Bình, phía nam đến Phan Rang.
B. Phía bắc đến Hoành Sơn, phía nam đến Phan Rang.
C. Phía bắc đến Quảng Bình, phía nam đến Phan Thiết.
D. Phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Đồng Nai.
Đáp án: B
Câu 4: Tháp Chăm được xây dựng nhiều nhất ở tỉnh nào hiện nay?
A. Phan Thiết - Bình Thuận.
B. An Nhơn - Binh Định.
C. Phan Rang - Ninh Thuận.
D. Trà Kiệu – Quảng Nam.
Đáp án: C
Câu 5: Kinh đô Cham-pa ban đầu đóng ở fâu?
A. Ở Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu – Quảng Nam)
B. Ở In-đra-pu-ra (Đông Dương- Quảng Nam).
C. Ở Vi-giay-a ( Chà Bàn - Bình Định).
D. Không phải các vùng trên.
Đáp án: A
Câu 6: Chữ viết của người Chăm bắt nguồn từ chữ nào?
A. Chữ tượng hình của Trung Quốc.
B. Chữ tượng ý của Trung Quốc.
C. Chữ quốc ngữ của Việt Nam.
D. Chữ Phạn của Ân Độ.
Đáp án: D
Câu 7: Tù thế kỉ VI, người Chăm theo tôn giáo nào?
A. Phật giáo.
B. Bà-la-môn
C. Ấn Độ giáo
D. Bà-la-môn và Phật giáo.
Đáp án: D
Câu 8: Xã hội của người Chăm gồm các tầng lớp nào?
A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. Quý tộc, nô lệ, dân tự đo và dân lệ thuộc.
C. Địa chủ, nông dân và nô lệ.
D. Quý tộc, địa chủ, nông dân và nô lệ.
Đáp án: B
Câu 9: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào?
A. Nền văn hoá Sa Huỳnh.
B. Nên văn hoá Đồng Nai.
C. Nền văn hóa Óc Eo.
D. Nền văn hoá Đông Sơn.
Đáp án: C
Câu 10: Cư dân Phù Nam sùng tín ngưỡng tôn giáo nào?
A. Phật giáo.
B. Bà-la-môn.
C. Thiên chúa giáo.
D. Bà-la-môn và Phật giáo.
Đáp án: D