I. Inđônêxia
+ Ngày 17/8/1945 lợi dụng phát xít Nhật dầu hàng Đồng minh, ông Xucácnô thay mặt cho các lực lượng yêu nước; đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước đông đảo quần chúng ở thủ đô Giacacta, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia.
Hưởng ứng Tuyên ngôn độc lập, nhân dân các thành phố nổi dậy giành lại chính quyền từ tay phát xít Nhật, thành lập Chính phủ cộng hòa do Xucacnô làm Tổng thống.
+ Tháng 11/1945 được sự giúp đô của quân Anh, thực dân Hà Lan phát động chiến tranh xâm lược trở lại Inđônêxia. Chính phủ Cộng hòa không phát động nhân dân kháng chiến mà nặng về thương lượng thoả hiệp với Hà Lan.
+ Năm 1949 Chinh phủ Inđônêxia ký với Hà Lan Hiệp ước La Hay, biến Inđônêxia từ nước độc lập thành nửa thuộc địa của Hà Lan.
+ Từ năm 1953 Chính phủ dân tộc dán chủ Indônêxia (đứng đầu là Tổng thống Xucacnô) đã hủy bỏ Hiệp ước với Hà Lan và thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và củng cố nển độc lập của Inđônêxia.
+ Ngày 30/9/1965, sau cuộc đảo chính quân sự, Xuhactô lên làm Tổng thống. Từ đó đất nước Inđônêxia ổn dịnh và phát triển.
+ Về đối ngoại: Chính phủ Indônêxia luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy xu thế đối ngoại, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
2. Thái Lan:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới danh nghĩa Đồng minh, quân Anh trở lại chiếm đóng Thái Lan hòng khôi phục lại địa vị thống trị cũ của mình.
+ Nhưng thông qua viện trự kinh tế, quân sự và các cuộc đáo chính. Mỹ dã dần dần hất cẳng Anh, dưa các thế lực thân Mỹ lên cầm quyền ở Thái Lan.
+ Tháng 9/1954 Thái Lan gia nhập khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO). Thái Lan là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược 3 nước Đông Dương, ngăn cản công cuộc hồi sinh của Campuchia.
+ Từ cuối những năm 80, đường lối đối ngoại của Thái Lan đã thay đổi từ chính sách đối đầu sang đối thoại, nhằm mang lại lợi ích cho Thái Lan và các nước trong khu vực.
+ Thái Lan là nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, là một trong những quốc gia đang đứng trước ngưỡng cửa của một nước công nghiệp mới (NIC).
+ Hiện nay Thái Lan cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ những năm 1997 - 1998.
3. Mã Lai (Malaixia)
+ Tháng 9/1945 quân Anh thay thế quân Nhật thống trị Mã Lai tăng cường đàn áp các lực lượng chống đối.
+ Không cam chịu, nhân dân Mã Lai đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống Anh, cuối cùng quân Anh phải công nhận nền độc lập của Mã Lai.
+ Ngày 31/8/1957 Mã Lai tuyên bố độc lập.
+ Năm 1963 với sự gia nhập của Xingapo, Mã Lai trở thành Liên bang Malaixia.
+ Sau khi độc lập, đặc biệt từ thập kỷ 70 đến nay, Chính phủ Malaixia đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm củng cố nền độc lập dân tộc và phát triển kinh tế quốc dân.
4. Brunây
Cùng với Malaixia, Brunây cùng giành được độc lập.
5. Xingapo
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh thay Nhật chiếm đóng Xingapo.
+ Năm 1957, do áp lực đấu tranh của nhân dân, Anh phải công nhận nền độc lập của Xingapo.
+ Năm 1963 Xingapo gia nhập Liên bang Malaixia. Năm 1965, Xingapo lại rút khỏi liên bang này, thành lập một quốc gia độc lập.
+ Từ những năm 1970 - 1980, Xingapo tiến nhanh về kinh tế nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật (đặc biệt trong lĩnh vực điện tử).
+ Xingapo là nước có nền kinh tế phát triển nhất ở Đông Nam Á, được mệnh danh là một trong 4 “con rồng nhỏ” ở Châu Á (Xingapo - Đài Loan - Hàn Quốc - Hồng Kông), là lá phổi xanh ở vùng này.
6. Miến Điện (Mianma)
- Tháng 10/1947, do sức đấu tranh của quần chúng, Anh buộc phải công nhận nền độc lập của Miến Điện.
- Ngày 4/1/1948, Liên bang Miến Điện ra đời.
- Đến nay, đường lối đối ngoại của Mianma là trung lập tích cực, không tham gia bất cứ liên minh chính trị. quân sự nào.
7 .Philippin
- Cuối 1944, quân Mỹ trở lại xâm lược Philippin, phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Philippin lên cao.
Tháng 7/1946, Mỹ công nhận nền độc lập của Phihppin (sau khi buộc giới cầm quyền Philippin ký Hiệp ước bất bình đẳng nhất là quân sự), nước Cộng hòa Philippin ra đời. Nhưng Mỹ đóng những căn cứ trên đất Philippin như Clắc và Subich.
- Những thập kỷ gần đây, do sức ép của phong trào quần chúng, chính phủ đã phải thi hành nhiều biện pháp nhằm hạn chế vai trò của Mỹ về kinh tế, quân sự, củng cố chủ quyền của Philippin.
Kết luận chung:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước ở Đông Nam Á đã giành được quyền độc lập với những mức độ khác nhau. Trong hơn 3 thập kỷ qua, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt và đang là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới.
Nhưng hiện nay, các nước này đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách: khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và nạn cháy rừng. Các nước Đông Nam Á cũng đang xích lại gần nhau để xây dựng đất nước và phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.