Nguyên nhân đưa Liên Xô đến khủng hoảng trầm trọng và hậu quả của nó
2018-04-12T07:48:26-04:00
2018-04-12T07:48:26-04:00
https://sachgiai.com/Lich-su/nguyen-nhan-dua-lien-xo-den-khung-hoang-tram-trong-va-hau-qua-cua-no-9980.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ năm - 12/04/2018 07:48
Nguyên nhân đưa Liên Xô đến khủng hoảng trầm trọng và hậu quả của nó
a. Nguyên nhân:
- Về khách quan: Từ năm 1973, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nhiều mặt, đòi hỏi tất cả các nước phải đổi mới, Liên Xô đã chậm thích ứng với tình hình, chậm đổi mới đất nước.
- Về chủ quan:
+ Mô hình và cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (quan liêu về chính trị, bao cấp về kinh tế, thiếu dân chủ, thiếu công bằng) nay không còn phù hợp, cản trở sự phát triển. Những hiện tượng thiếu dân chủ, thiếu công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tệ nạn quan liêu độc đoán của một số người có đặc quyền, đặc lợi đã làm mất lòng tin và gây bất mãn trong nhân dân.
+ Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã lợi dụng những khó khăn đó để kích động nhân dân, gây chia rẽ giữa các dân tộc..., làm cho tình trạng khủng hoảng càng thêm trầm trọng, yêu cầu cải tổ đất nước về mọi mặt càng thêm cấp thiết.
+ Trước tình hình đó, năm 1985 nhân dân Liên Xô đã đề cử Goorbachôp đứng đầu Nhà nước Xô Viết với hy vọng Goorbachôp đáp ứng được nhiều đòi hỏi bức thiết của nhân dân. Goorbachôp đã tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Nhưng cuộc cải tổ lại mắc sai lầm:
* Về chính trị: Thi hành chế độ tổng thống nắm quyền lực trực tiếp, thực hiện đa đảng, dân chủ công khai một cách vô nguyên tắc, mở rộng quan hệ quốc tế đặc biệt với các nước đế quốc phương Tây, lấy Mỹ làm mô hình. Như vậy về chính trị, Goorbachôp đòi tuyên chiến với Chủ nghĩa cộng sản.
* Về kinh tế: Xoá bỏ nền kinh tế quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường, ý tưởng thì tốt nhưng khi thực hiện lại xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, không tính hết đến những đặc điểm của Liên Xô
* Về văn hoá tư tưởng: Không thường xuyên giáo dục nhũng lý tưởng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội cho nhân dân, đặc biệt cho thanh thiếu niên, đã làm cho nhân dân mất phương hướng và niềm tin. Tất cả bối cảnh thế giới và trong nước đã làm cho Liên Xô lâm vào khủng khoảng trì trệ.
b. Hậu quả:
Tất cả những nguyên nhân trên dã dẩn Liên Xô đến khủng hoàng trầm trọng về mọi mặt: kinh tế bị suy sụp, chính trị rối ren, xung đột giữa các sắc tộc gay gắt, tệ nạn xã hội lan tràn, một số nước cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Xô Viết, Đảng Cộng sản bị chia rẽ làm nhiều phe phái dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ ngày 19/8/1991.
Đặc biệt từ sau khi cuộc đảo chính thất bại. tình hình Liên Xô càng trầm trọng hơn:
- Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn Liên bang.
- Chính phủ Liên bang bị giải thể, 11 nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang.
- Làn sóng chống Đảng Cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội dâng lên khắp nơi.
- Ngày 21/12/1991, những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa trong Liên bang cũ đã tuyên bố thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (viết tắt là SNG).
- Ngày 25/12/1991 Goorbachôp phải từ chức. Lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremlin bị hạ xuống. Chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ ở Liên Xô. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết bị tan vỡ sau 74 năm tồn tại.
Song ta phải thấy đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học, chưa nhân văn, chỉ là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội của nhân loại. Lịch sử nhân loại cũng cho thấy rằng: nếu như xét về thực chất của vấn đề trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được mà không phải liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.