Sau khi nội chiến chấm đứt (1953) dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên do Kim Nhật Thành đứng đầu, nhân dân miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trải qua nhiều kế hoạch dài hạn, nhân dân Triều Tiên đã thu được nhung thành tựu lớn như hoàn thành điện khí hoá cả nước, nền công nghiệp dân tộc đã đáp ứng nhu cầu trong nước vé xe ô tô du lịch, xe vận tải, đầu máy và toa xe lửa... Các ngành năng lượng, luyện kim đen, khai khoáng, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng... rất phát triển. Nông nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là ngành đánh bắt cá và hải sản.
Về văn hoá, giáo dục, năm 1949 Triều Tiên hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, năm 1975 thực hiện chế độ giáo dục phổ cập 11 năm.
Năm 1972, Hiến pháp xã hội chủ nghĩa được ban hành, Đại hội VI Đảng Lao động Triều Tiên (10/1980) đề ra nhiệm vụ tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật vững chắc cho chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Năm 1986, Triều Tiên sản xuất và khai thác được 51 triệu tấn than, 12 triệu tấn quặng sắt, 31 tỉ KW/h điện...).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Triều Tiên gặp khó khăn về thiên tai và một sô sai lầm, thiếu sót trong đường lối lãnh đạo. Về đối ngoại, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có quan hệ hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc thế giới, có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tên là thành viên của phong trào không liên kết và có nhiều đóng góp trong sự phát triển của phong trào. Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ năm 1950, quan hệ hai nước ngày càng phát triển.