a. Từ năm 1959 - 1968: Tình hình rất phức tạp do mâu thuẫn về đường lối và tranh chấp về quyển lực giữa các phe phái trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Cách mạng văn hoá (1966 - 1968) đã để lại cho Trung Quốc những hậu quả nặng nề.
b. Từ năm 1968 - 1978: Trong giới lãnh đạo Trung Quốc luôn diễn ra những cuộc thanh trừng, lật đổ nhau, dẫn đèn nội bộ chia rẽ, phức tạp. Còn về đối ngoại, Trung Quốc thực hiện dường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới: Chống Liên Xô, gây ra những vụ tranh chấp biên giới với các nước láng giềng, thực hiện những chính sách làm tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng của các nước Việt Nam. Lào, Campuchia
c. Từ năm 1978 đến nay:
- Tháng 12/1978: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra dường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc hiện nay.
- Năm 1978 tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII đường lối này được nâng lên thành dường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc (chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc) như:
+ Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm.
+ Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản: kiên trì con đường xã hội chù nghĩa, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
+ Thực hiện cải cách và mở cửa.
+ Xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, văn minh.
- Về đối ngoại, chính sách của quá trình có nhiều thay đổi: Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam, Inđônêxia, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới và góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
Nhờ đường lối đổi mới đó, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng lên.