Câu 1: Vào giữa thế kỉ XIX, yêu câu nào trở nên cấp bách nhất cần phải thống nhất nước Đức?
A. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Sự chia cắt lãnh thổ thành 38 lãnh địa.
C. Sự chia cắt lãnh thổ thành 38 lãnh địa.
D. Tất cả các yêu cầu trên.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của lãnh thổ nước Đức giữa thế kỉ XIX là:
A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với chế độ chính trị khác nhau.
B. Đất nước bị các quốc gia khác thôn tính.
C. Đất nước bị chia cắt thành 38 lãnh địa lớn nhỏ.
D. Đất nước đã thống nhất.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nước Đức giữa thế kỉ XIX là:
A. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
B. Kinh tế công nghiệp phát triển
C. Kinh tế thương nghiệp phát triển.
D. Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển.
Câu 4: Sự chuyên biến trong cơ cấu kinh tế của nước Đức giữa thế kỉ XIX được Biểu hiện như thế nào?
A. Từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.
B. Từ một nước công nghiệp chưa phát triển trở thành nước công nghiệp phát triển,
C. Từ một nước chưa có thị trường thống nhất trở thành nước có thị trường thống nhất
D. Tất cả những biểu hiện trên.
Câu 5: Trước sự biến chuyển về kinh tế ờ Đức đã đặt ra yêu cầu gì về lãnh thổ?
A. Phải phân chia quản lí theo vùng miền.
B. Phải thống nhất đất nước.
C. Phải sáp nhập nước Đức vào lãnh thổ nước khác.
D. Phải giữ nguyên hiện trạng chia cẳt để có điều kiện phát triển kinh tế.
Câu 6: Lực lượng nào đứng ra lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức?
A. Giai cấp tư sản
B. Tư sản và quý tộc phong kiến.
C. Tư sản và quý tộc phong kiến.
D. Quý tộc quân phiệt.
Câu 7: Quá trình thống nhất nước Đức diễn ra bằng con đường nào?
A. Quần chúng dùng vũ lực đấu tranh để thống nhất đất nước “từ dưới lên”.
B. Giai cấp địa chủ quân phiệt Phổ, dùng vũ lực để thống nhất đất nước “từ trên xuống”,
C. Giai cấp tư sản dùng vũ lực để thống nhất đất nước “từ dưới lên”.
D. Giai cấp tư sản cùng với quân phiệt dùng vũ lực để thống nhất đất nước “từ trên xuống” và “từ dưới lên”.
Câu 8: Năm 1862, diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng nào ở Phổ?
A. Phổ gây chiến tranh với Đan Mạch.
B. Bi-xmác lên làm Thủ tướng Phổ, đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước.
C. Phổ gây chiến tranh với Áo.
D. Liên bang Bắc Đức được thành lập do Phổ đứng đầu.
Câu 9: Liên bang Bắc Đức ra đời gồm có bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia ở Bắc Đức và ba thành phố tự do.
B. 16 quốc gia ở Bắc Đức và hai thành phố tự do.
C. 18 quốc gia ở Bắc Đức và ba thành phố tự do.
D. 18 quốc gia ở Bắc Đức và bổn thành phố tự do.
Câu 10: Vì sao khi tiến hành sáp nhập các quốc gia miền Nam – Phổ bị Pháp ngăn cản ?
A. Các quốc gia miền Nam vốn là lãnh thổ của Pháp.
B. Pháp không muốn có một quốc gia thống nhất hùng mạnh bên cạnh mình
C. Pháp muốn dùng các quốc gia miền Nam làm bàn đạp xâm lược Phổ.
D. Tất cả các lý do trên đều đúng.
Câu 11: Sự kiện nào chứng tỏ Bi-xmác đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước?
A. Liên bang Bắc Đức được thành lập.
B. Phổ sáp nhập các quốc gia miền Nam vào lãnh thổ của mình,
C. Phổ lôi kéo các nước Nam Đức chống lại Pháp.
D. Thắng lợi của Phổ trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871).
Câu 12: Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức mang tính chất:
A. Một cuộc cách mạng vô sản.
B. Một cuộc cách mạng tư sản.
C. Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Một cuộc nội chiến.
Câu 13: Trước khi thống nhất, I-ta-li-a theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ chuyên chế
B. Quân chủ lập hiến,
C. Chiếm hữu nô lệ
D. Cộng hoà tư sản.
Câu 14: Cuộc cách mạng tư sản nô ra trên bán đào I-ta-li-a năm 1848 do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân
B. Phái tư sản cách mạng.
C. Giai cấp nông dân
D. Tư sản và quý tộc
Câu 15: Vì sao đến khoảng năm 1848 vấn để thống nhất I-ta-ỉi-a được đặt ra?
A. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
B. Đất nước bị chia cắt thành bảy nước.
C. Phần lớn đất nước bị phụ thuộc đế quốc Áo.
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 16: Bá tước Ca-vua, Thủ tướng của Vương quốc Pi-ê-môn-tê, từ khi lên cầm quyền đã đề ra chủ trương
A. Lập ra nhà nước quân chủ lập diễn
B. Thống nhất I-ta-li-a “từ trên xuống”,
C. Thống nhất I-ta-li-a “từ dưới lên”.
D. Mở mang kinh tế và xây dựng quân đội.
Câu 17: Ca-vua đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào ở I-ta-li-a?
A. Đại tư sản và quý tộc phong kiến.
B. Tư sản và quý tộc mới.
C. Quý tộc, tư sản hoá và tầng lớp đại tư sản.
D. Công nhân và nhân dân lao động.
Câu 18: Từ tháng 4 - 1859, Ca-vua dựa vào thế lực nào để gạt ảnh hưởng của nước Áo, giành lại chủ quyền thống nhất một số vùng miền Bắc và miền Trung I-ta-li-a?
A. Dựa vào quý tộc trong nước.
B. Dựa vào giai cấp tư sản trong nước
C. Dựa vào thế lực nước ngoài đó là Pháp.
D. Dựa vào thế lực nước ngoài đó là Anh.
Câu 19: Năm 1848, Ga-ri-ban-đi thành lập “Đội quân áo đỏ” để đấu tranh chống thế lực nào?
A. Phong kiến cát cứ ở I-ta-li-a.
B. Chế độ thống trị của Áo và phong kiến,
C. Chế độ thống trị của Áo và tư sản
D. Chế độ quân chủ chuyên chế của Vương quốc Pi-ê-môn-tê.
Câu 20: I-ta-li-a đã hoàn thành đất nước được thống nhất vào thời gian nào?
A. Năm 1866
B. Năm 1868
C. Năm 1870
D. Năm 1871.
Câu 21: Sau khi đất nước I-ta-li-a được thống nhất, chính quyền nắm trong tay:
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân và nông dân
C. Tầng lớp tiểu tư sản
D. Tư sản và quý tộc tư sản hóa.
Câu 22: Vì sao sau cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, nhiệm vụ của cách mạng tư sản chưa hoàn thành?
A. Chính quyền vẫn còn rơi vào tay phong kiến.
B. Vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết theo nguyện vọng của nhân dân.
C. Chế độ nô lệ vẫn được duy trì ở miền Nam
D. Tất cả đều đúng.
Câu 23: Đến giữa thế kỉ XIX, ở miền Bắc nước Mĩ có hai giai cấp chính, đó là:
A. Chủ nô và nô lệ
B. Địa chủ phong kiến và nông dân.
C. Tư sản và công nhân
D. Tư sản và nô lệ da đen.
Câu 24: Vì sao sự duy trì chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam đã cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ?
A. Các nhà tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc cần thị trường và sức lao động.
B. Nó ngăn sản sự thống nhất ở Mĩ.
C. Nó tạo điều kiện cho chế độ phong kiến phục hồi ở Mĩ.
D. Nó ngăn cản sự giao lưu giữa miền Bắc và miền Nam.
Câu 25: Cuộc nội chiến ở Mĩ diễn ra giữa các thế lực nào?
A. Cuộc nội chiến ở Mĩ diễn ra giữa các thế lực nào?
B. Giai cấp tư sản tiến bộ ở miền Bắc chống lại chế độ nô lệ ở miền Nam.
C. Giai cấp phong kiến ở miền Nam chống lại chế độ nô lệ ở miền Bắc.
D. Giai cấp tư sản và quý tộc tiến bộ ở miền Bắc chống lại chế độ phong kiến ờ miền Nam.
Câu 26: Ngày 12 - 4 - 1861, giới chủ nô gây ra cuộc nội chiến nhằm mục đích gì?
A. Chống lại tổng thống Lin-côn người của Đảng Cộng hòa.
B. Thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc.
C. Duy trì chế độ nô lệ đang có nguy cơ bị sụp đổ.
D. Tăng cường thế lực của chế độ nô lệ đang phát triển ở miền Nam.
Câu 27: Cuộc nội chiến ờ Mĩ kéo dài trong khoảng thời gian:
A. Từ tháng 4- 1861 đến tháng 9 - 1864.
B. Từ tháng 6 - 1861 đến tháng 6 - 1865
C. Từ tháng 5 - 1861 đến tháng 4 - 1865.
D. Từ tháng 4 - 1861 đến tháng 4 - 1865.
Câu 28: Vì sao nói: cuộc nội chiến ở Mĩ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản thứ hai sau Chiến tranh giành độc lập?
A. Giải phóng hoàn toàn nô lệ da đen, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 29: Đến giữa thế kỉ XIX, quan hệ nào giữ địa vị thống trị ở Nga?
A. Quan hệ giữa địa chủ phong kiến và nông dân công xã.
B. Quan hệ giữa phong kiến và nông nô.
C. Quan hệ giữa tư sản và công nhân.
D. Quan hệ giữa quý tộc phong kiến với nông dân.
Câu 30: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết ruộng đất ở Nga tập trung trong tay:
A. Quý tộc mới.
B. Địa chủ phong kiến và nông dân.
C. Quý tộc địa chủ và nông nô.
D. Quý tộc địa chủ và nhà nước chuyên chế.
Câu 31: Vì sao giữa thế kỉ XIX, công nghiệp ở Nga không phát triển được?
A. Vì thiếu nhân công tự do và thị trường trong nước.
B. Vì bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến.
C. Vì thiếu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.
D. Vì giai cấp tư sản chưa hình thành ở Nga.
Câu 32: Yêu cầu nào trở nên bức thiết buộc Nga hoàng A-lếch-xan II phải quyết định tiến hành cải cách nông nô?
A. Do nông nô đứng lên chống địa chủ quyết liệt.
B. Do nông dân nổi dậy khắp nơi.
C. Do nhu cầu phát triển kinh tế và sự đe dọa của những cuộc nổi dậy của nông dân.
D. Do sức ép của quý tộc mới và giai cấp tư sản.
Câu 33: Bản Tuyên ngôn về việc xóa bỏ chế độ nông nô ở Nga được thông qua vào thời gian nào?
A. Ngày 19 - 2 - 1861
B. ngày 21-2-1861
C. Ngày 02 -9 - 1861.
D. Ngày 12 – 2 - 1861
Câu 34: Sau cuộc cải cách nông nô, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 35: Chọn các đáp án đúng trong các câu dưới đây:
A. Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là một nước phong kiến lạc hậu so với các nước tư bản tiên tiến ở phương Đông.
B. Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là một nước phong kiến lạc hậu so với các nước tư bản tiên tiến ở phương Đông.
C. Từ cuối thế kỉ XVIII, công trường thủ công ở Nga đã phát triển.
D. Từ năm 1853 đến năm 1856, Nga lao vào cuộc chiến tranh ở vùng Crưm với Anh, Pháp, Đức.
E. Từ năm 1858 đến năm 1860, ở Nga bùng nổ hơn 300 cuộc đấu tranh của nông nô chống địa chủ.
F. Sau khi chế độ nông nô bị thủ tiêu, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nga.
Câu 35. B, C, E, F