Câu 1. Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?
A. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống
B. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô
C. Lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới
D. Tất cả đều đúng
Câu 2. Hãy chỉ ra những hạn chế của nền kinh tế Mĩ?
A. Nền kinh tế không ổn định, thường xuyên xảy ra suy thoái
B. Vị trí về kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút ở một số ngành, sự vươn lên của Nhật và Tây Âu
C. Chênh lệch giàu nghèo quá lớn
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Hãy chỉ ra nội dung của chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống B. Clintơn.
A. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mĩ.
B. Bảo đảm an ninh với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
C. Sử dụng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
D. Tất cả A, B và C.
Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
D. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai và nhanh chóng áp dụng nó vào sản xuất.
Câu 5. Chính quyền Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây?
A. Đưa Mĩ trở thành chủ nợ của thế giới.
B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa.
C. Đưa Mĩ trở thành một trung tâm tài chính số 1 thế giới.
D. Đưa Mĩ làm bá chủ thế giới.
Câu 6. Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Mĩ đã diễn ra các phong trào đấu tranh nào?
A. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người da đỏ.
C. Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của người da đen.
D. Tất cả A, B và C
Câu 7. Hãy chỉ ra những biểu hiện suy thoái của nền kinh tế Mĩ trong thời gian khủng hoảng?
A. Năng suất lao động giảm mạnh.
B. Hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng bị rối loạn.
C. Dự trữ vàng chỉ còn hơn 11 tỉ USD.
D. Tất cả A, B và C.
Câu 8. Trong những năm 1991 - 2000, tỉ lệ bằng phát minh sáng chế của Mĩ so với thế giới là bao nhiêu?
A. 1/2.
B. 1/3.
C. 1/4.
D. 1/5.
Câu 9. "Chính sách thực lực" và "Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?
A. Lào.
B. Triều Tiên.
C. Việt Nam.
D. Cu Ba.
Câu 10. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì?
A. "Chiến lược toàn cầu hóa".
B. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
D. Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và các quốc gia có biểu hiện chống Mĩ.
Câu 11. Nét chung phổ quát nhất của kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 là gì?
A. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
B. Tăng trưởng liên tục, địa vị của Mĩ dân phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
C. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới.
D. Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.
Câu 12. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
A. Biến Nhật trở thành căn cứ quân sự của Mĩ.
B. Hình thành một liên minh chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn Đông.
C. Thiết lập mối liên minh quân sự để bảo vệ an ninh của hai quốc gia.
D. Nhật muốn lợi dụng vốn, kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
Câu 13. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ nguồn nào?
A. Cho vay nặng lãi.
B. Cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục.
C. Buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
D. Chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với phát xít.
Câu 14. Chuyến viếng thăm của Níchxơn tới Liên Xô diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 12 - 1972.
B. Tháng 5 - 1972.
C. Tháng 7 - 1972.
D. Tháng 9 - 1972.
Câu 15. Khối quân sự NATO là tên viết tắt của
A. Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á.
B. Khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương.
C. Khối quân sự ở Trung Cận Đông.
D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Câu 16. Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "Chiến lược toàn cầu" là gì?
A. Thắng lợi của cuộc cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.
B. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba năm 1959.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
Câu 17. Sự kiện nào sau đây trở thành một nguy cơ đe đọa an ninh và vị thế của Mĩ trong giai đoạn hiện nay?
A. Chiến tranh Ixraen - Palextin chưa đến hồi kết thúc.
B. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - quân sự của các nước lớn.
C. Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001.
D. Kinh tế Mĩ liên tiếp bị suy thoái.
Câu 18. Nội dung "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 19. "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
A. Thành lập các khối quân sự.
B. Chính sách xâm lược thuộc địa.
C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
D. Chạy đua cũ trang với Liên Xô.
Câu 20. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" vào thời gian nào?
A. Tháng 12 - 1990.
B. Tháng 10 - 1990.
C. Tháng 10 - 1989.
D. Tháng 12 - 1989.
Câu 21. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chính quyền Mĩ đã theo đuổi đường lối nào trong quan hệ quốc tế?
A. Phấn đấu trở thành siêu cường hùng mạnh nhất ở hệ thống tư bản chủ nghĩa.
B. Tìm cách vươn lên thế một cực.
C. Cố gắng thiết lập thế đa cực trong đó Mĩ là một cực quan trọng.
D. Đưa Mĩ trở thành siêu cường hùng mạnh về kinh tế ở Mĩ Latinh.
Câu 22. Phương án nào sau đây nằm trong hoạt động đối nội của chính quyền Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ngăn chặn và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
B. Quan tâm tới phúc lợi xã hội và cân bằng phân hóa giàu nghèo.
C. Hạn chế tới mức tối đa sự lan tràn của tệ nạn xã hội và tham nhũng.
D. Thực thi chính sách bình đẳng về sắc tộc giữa người da trắng và da màu
Câu 23. Chính sách đối nội của nước Mĩ dưới thời Tổng thống Aixenhao mang tên là gì?
A. Chính sách phát triển giao thông Liên bang và cải cách giáo dục.
B. Cuộc chiến chống đói nghèo.
C. Chính sách mới về lương và giá cả.
D. Bổ sung Hiến pháp theo hướng tiến bộ.
Câu 24. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1973 - 1982.
B. 1973 - 1988.
C. 1973 - 1990.
D. 1973 - 1985.
Câu 25. "Chương trình cải cách công bằng" được thực hiện dưới thời Tổng thống nào?
A. Níchxơn.
B. Kenơđi.
C. Aixenhao.
D. Truman.
Câu 26. Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó đạo luật Táp Hác-lây. Đạo luật này mang nội dung gì?
A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
C. Cấm công nhân bãi công và những người Cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn.
D. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
Câu 27. Quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ được thiết lập vào năm nào?
A. Năm 1979.
B. Năm 1978.
C. Năm 1976.
D. Năm 1972.
Câu 28. Những biểu hiện nào chứng tỏ sự phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở những năm 40?
A. Nắm 50% tàu bè đi lại trên biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, nền kinh tế chiếm gần 40% của thế giới.
B. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
C. Sản lượng nông nghiệp bằng hai lần các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
D. Tất cả ý trên.
Câu 29. Đóng vai trò điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển là:
A. Các tổ chức phi chính phủ.
B. Nhà nước.
C. Đảng Cộng hòa.
D. Đảng Dân chủ.
Câu 30. Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
A. Những năm 60 (thế kỉ XX).
B. Những năm 70 (thế kỉ XX).
C. Những năm 80 (thế kỉ XX).
D. Những năm 90 (thế kỉ XX).
Câu 31. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ bị giảm sút sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu.
B. Tập trung tiền của vào việc chạy đua vũ trang thực hiện chiến tranh lạnh.
C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
D. Cho các nước tư bản Tây Âu vay vốn để phục hồi kinh tế.
Câu 32. Ngày 11 - 7 - 1995 đánh dấu sự kiện gì trong quan hệ đối ngoại của chính phủ Mĩ?
A. Xô - Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh
B. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc
D. Bình thường hóa quan hệ với Cuba
Câu 33. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
B. Vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
C. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
D. Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
Câu 34. Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là:
A. Chuẩn bị tiến hành chiến tranh tổng lực.
B. Thực hiện "Chiến lược toàn cầu hóa".
C. Thực hiện "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".
D. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
Câu 35. Tổng thống đưa ra "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ là:
A. Tru-man.
B. Ken-nơ-đi.
C. Ai-xen-hao.
D. Ru-dơ-ven
Câu 36. Trong các mục tiêu sau của Mĩ, mục tiêu không nằm trong "Chiến lược toàn cầu" là:
A.Đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế
D. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
Câu 37. Nguyên nhân làm cho kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái trong những năm 1973 đến 1982 là:
A. Do chạy đua vũ trang với Liên Xô
B. Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
C. Do khủng hoảng tiền tệ trong hệ thống CNTB trên toàn thế giới
D. Do chi phí nhiều cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Câu 38. Trong các nội dung sau, nội dung không nằm trong chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống Mĩ B.Clin-tơn là:
A. Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao
B. Tăng cường phát triển khoa học- kĩ thuật quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang
C. Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mĩ
D. Sử dụng khẩu hiệu "Dân chủ" ở nước ngoài để can thiệp vào nội bộ của nước khác.
Câu 39. Lí do dẫn đến những thay đổi quan trọng của Mĩ trong chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI là:
A. CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ
B. "Chiến tranh lạnh" chấm dứt
C. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ
D. Xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao
Câu 40. "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là:
A. Kế hoạch phát triển Châu Âu
B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu
C. Kế hoạch phục hưng kinh tế Châu Âu
D. Kế hoạch phục hưng Châu Âu
Câu 41. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949, nhằm:
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C. Chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu
D. Chống lại các nước Đông Nam Á.
Câu 42. Tâm điểm đối đầu ở Châu Âu giữa hai cực Xô-Mĩ là:
A. Đông Âu và Tây Âu
B. Đông Đức và Tây Đức
C. XHCN và TBCN
D. Sự hình thành khối NATO và Vác-sa-va.
Câu 43. Chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, tăng cường chạy đua vũ trang được thực hiện vào năm 1981 bởi
A. Obama.
B. Nichxơn.
C. Kennơđi.
D. Rigân
Câu 44. Mĩ là nước giành được giải Nobel văn học nhiều thứ hai chỉ sau
A. Nhật Bản.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Trung Quốc
Câu 45. Tổng thống Kennơđi bị ám sát vào thời gian nào?
A. Năm 1962.
B. Năm 1963.
C. Năm 1964.
D. Năm 1965
ĐÁP ÁN
1. D | 2. D | 3. D | 4. D | 5. D | 6. D | 7. D | 8. B | 9. C | 10. C |
11. A | 12. B | 13. C | 14. B | 15. D | 16. C | 17. C | 18. D | 19. C | 20. D |
21. B | 22. A | 23. C | 24. A | 25. - | 26. C | 27. D | 28. D | 29. D | 30. D |
31. B | 32. B | 33. A | 34. D | 35. A | 36. A | 37. B | 38. B | 39. C | 40. D |
41. C | 42. B | 43. D | 44. B | 45. B | |