Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?
A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.
B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
C. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.
D. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
Câu 2. Những năm 1960-1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật là bao nhiêu?
A. 7,8 %.
B. 10,8 %
C. 14,5%
D. 15,5%.
Câu 3. Với bản Hiến pháp mới, Thiên hoàng Nhật Bản có vai trò như thế nào trong chế độ chính trị?
A. Giữ vai trò tượng trưng cho hòa bình và quyền con người.
B. Nắm quyền lực tối thượng.
C. Nắm quyền lãnh đạo về chính trị và kinh tế.
D. Bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 4. Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?
A. Nhất.
B. Hai.
C. Ba
D. Tư
Câu 5. Nội dung cơ bản của học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô là gì?
A. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
D. Đặc biệt coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa.
C. Cộng hòa nghị viện.
D. Dân chủ đại nghị.
Câu 7. Công trình cầu đường bộ dài 9,4 km ở Nhật nối hai đảo nào?
A. Kiusiu và Sicôcư.
B. Hôn su và Sicôcư.
C. Hốccaiđô và Kiusiu.
D. Hôn su và Hốccaiđô
Câu 8. Tháng 8 - 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?
A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.
B. Học thuyết Kai-phu.
C. Học thuyết Phucađa.
D. Học thuyết Hayatô.
Câu 9. Theo Hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục và ban hành Luật giáo dục vào thời gian nào?
A. Năm 1945.
B. Năm 1946.
C. Năm 1947.
D. ăm 1948.
Câu 10. Theo Hiến pháp năm 1947, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?
A. Tổng thống.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thiên hoàng.
D. Thủ tướng.
Câu 11. Đâu là tên viết tắt của Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng đồng minh?
A. SACP.
B. PACS.
C. SCAP.
D. CASP.
Câu 12. Đặc điểm cơ bản nhất trong đời sống văn hóa của Nhật Bản là gì?
A. Sự pha trộn của các dòng văn hóa ở khắp các châu lục.
B. Sự biến đổi chóng mặt của các yếu tố văn hóa truyền thống theo thời gian.
C. Sự lan tràn và chi phối của các yếu tố văn hóa phương Tây.
D. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.
Câu 13. Nhật Hoàng chính thức tuyên bố chấp nhận đầu hàng đồng minh không điều kiện vào thời gian nào?
A. 14/08/1945.
B. 15/08/1945.
C. 16/08/1945.
D. 19/08/1945
Câu 14. Từ năm 1945 đến năm 1950 nền kinh tế Nhật phát triển như thế nào?
A. Kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc Mĩ
B. Kinh tế phát triển nhảy vọt
C. Kinh tế phát triển "Thần kỳ"
D. Kinh tế lệ thuộc vào Mĩ
Câu 15. Sự kiện đánh dấu nền kinh tế Nhật phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Cách mạng Trung Quốc thành công
B. Từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên
C. Sau chiến tranh Việt Nam
D. Sau cách mạng Cu ba
Câu 16. Hiến pháp mới của Nhật được công bố vào năm nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. 1946.
B. 1947
C. 1948.
D. 1949
Câu 17. Đặc điểm cơ bản của sự phát triển khoa học - kỹ thuật Nhật Bản là gì?
A. Chi phí nhiều cho nghiên cứu
B. Mua phát minh sáng chế từ bên ngoài
C. Chú trọng giáo dục
D. Trả lương cao cho các nhà khoa học
Câu 18. Sự phát triển "Thần kì" của Nhật Bản được biểu hiện rõ nét nhất ở thành tựu:
A. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (từ 1960 đến 1969) là 10,8%
B. Năm 1968, kinh tế Nhật vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản
C. Từ thập niên 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới
D. Từ một nước bại trận, chỉ sau thời gian ngắn, Nhật vươn lên thành một siêu cường kinh tế
Câu 19. Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là
A. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ
B. Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu
C. Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học
D. Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc
Câu 20. Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được kí kết năm 1951, nhằm mục đích:
A. Nhật dựa vào Mĩ về quân sự để giảm chi phí quốc phòng
B. Kết thúc chế độ chiếm đóng của Đông minh trên lãnh thổ Nhật
C. Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa Mĩ và Nhật
D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc ở Viễn Đông
Câu 21. Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ
A. Không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ
B. Không sản xuất vũ khí cho Mĩ
C. Không có quân đội thường trực
D. Không có lực lượng phòng vệ
Câu 22. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào
A. Năm 1954.
B. Năm 1958.
C. Năm 1973.
D. Năm 1975
Câu 23. Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là:
A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977)
C. Học thuyết Kai-pu (1991).
D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998)
Câu 24. Dự trữ vàng, ngoại tệ của Nhật Bản vượt Mĩ trong giai đoạn
A. 1950-1973.
B. 1952-1975.
C. 1973-1992.
D. 1968-1975
Câu 25. Nguyên nhân quan trọng giúp nền kinh tế Nhật đạt mức “thần kì” sau chiến tranh là
A. Áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật
B. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước
C. Các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, quản lý tốt, biết len lỏi vào thị trường thế giới
D. Yếu tố con người được nhà nước Nhật Bản quan tâm, đầu tư hàng đầu.
Câu 26. Trong giai đoạn 1950-1973, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Nhật Bản tăng
A. 20 lần.
B. 25 lần.
C. 28 lần.
D. 18 lần
Câu 27. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư
Câu 28. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?
A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần..
B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ
C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh.
D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng
Câu 29. “Ba kho báu thiêng liêng” nào giúp cho vác công ty Nhật Bản có sức mạnh và tính cạnh tranh cao?
A. Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp
B. Chế độ làm việc theo giờ, chế độ lương theo con số và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp
C. Chế độ lao động theo năng suất, chế độ lương theo mức làm việc và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp
D. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo quy định và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp
Câu 30. Nhật Bản đã lợi dụng chiến tranh của hai nước nào đề bù đắp thiệt hại do chiến tranh?
A. Hàn Quốc, Việt Nam.
B. Triều Tiên, Việt Nam
C. Đài Loan, Việt Nam.
D. Philippin, Việt Nam
ĐÁP ÁN
1. A | 2. B | 3. A | 4. B | 5. A | 6. D | 7. D | 8. C | 9. C | 10. C |
11. C | 12. D | 13. B | 14. A | 15. D | 16. A | 17. B | 18. D | 19. A | 20. D |
21. C | 22. C | 23. B | 24. A | 25. D | 26. A | 27. B | 28. B | 29. A | 30. B |