Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học
2019-06-11T11:21:16-04:00
2019-06-11T11:21:16-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-11652.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ tư - 05/06/2019 03:14
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học, có bài giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Từ các ribônuclêôtit A và U có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hoá các axit amin?
A. 7.
B. 8.
C. 6.
D. 5
Câu 2: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDD tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là
A.8.
B. 4.
C. 1.
D.2.
Câu 3: Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba mã hoá các axit amin?
A. UGA, UAG, AGG, GAU.
B. AUU, UAA, AUG, UGG.
c. AUU, UAU, GUA, UGG.
D. UAA, UAU, GUA, UGA.
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
B. Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
C. Kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
D. Kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.
Câu 5: Cho khoảng cách giữa các gen trên một nhiễm sắc thể như sau: AB = l,5cM; AC = 14cM; BC = 12,5cM; DC = 3cM; BD = 9,5cM. Trật tự các gen trên nhiễm sắc thể là
A.ABDC.
B.ABCD.
C. BACD.
D. BCAD.
Câu 6: Hình ảnh dưới đầy phản ánh hiện tượng sinh học nào ?
A. Cân bằng sinh thái.
B. Khuếch đại sinh học.
C. Tiến bộ sinh học.
D. Diễn thế sinh thái.
Câu 7: Nhân tố nào dưới đây không phải là một trong những cơ chế điểu chỉnh số lượng cá thể của quẩn thể ?
A. Hỗ trợ cùng loài.
B. Cạnh tranh cùng loài,
C. Dịch bệnh.
D. Di cư.
Câu 8: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đểu bị bệnh.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh,
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đểu bị bệnh.
Câu 9: Ở người bệnh mù màu (đỏ - lục) do gen lặn m trên X qui định (không alen trên Y). Gen M qui định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều phần biệt màu rõ sinh cô con gái dị hợp về gen này, kiểu
A. XMXmxXMY
B. XMXmxXmY
C. XMXMxXMY
B. XMXMxXmY
Câu 10: Cho các thông tin ở bảng dưới đây:
Bậc dinh dưỡng |
Năng suất sinh học |
Cấp 1 |
12 x l06 calo |
Cấp 2 |
9 x l04 calo |
Cấp 3 |
5 x l02 calo |
Cấp 4 |
2 x l02 calo |
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:
A. 0,75% và 40%.
B. 1,33% và 2%.
c. 0,5% và 0,4%.
D. 0,5% và 5%.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về các chu trình sinh địa hoá?
A. Khí cacbônic là tác nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
B. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn và muối nitrit.
C. Khi đi vào chu trình, phần lớn phôtpho thường thất thoát và theo các dòng sông ra biển, lắng đọng xuống đáy biển sâu dưới dạng trầm tích.
D. Chu trình nước có vai vò quan trọng trong quá trình điều hoà khí hậu.
Câu 12: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen?
A. AAbbDD.
B. AaBbDd.
C. AABbDd.
D. aaBBDd.
Câu 13: Khi nói về quần thể, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Có ba kiểu phân bố cá thể trong không gian là: phần bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phần bố ngẫu nhiên
B. Các quần thể trong tự nhiên đều có đầy đủ ba nhóm tuổi: nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
C. Mật độ quần thể sẽ tăng khi khu phân bố của quấn thể được mở
D. Tỉ lệ giới tính không phải là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
Câu 14: Xét các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp dưới đây là một quẩn thể?
(1) Những cây thông năm lá cùng sống trên một ngọn đồi.
(2) Những con hổ cùng loài sống ở châu Âu và châu Á.
(3) Những con cá cùng sống trong một rạn san hô.
(4) Những con chim cùng sống trên một cây thân gỗ.
(5) Những con bọ chét sống trên da một chú chó.
(6) Những con trâu cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
A.1.
B.2.
C.4.
D.3.
Câu 15: Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bến vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học.
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
A. (1), (2), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4) (5).
Câu 16: Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì
A. số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn.
B. lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
C. Ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng.
D. Số lượng loài trong quần xã càng giảm.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ hổ trợ giữa các loài trong quần xã là sai?
A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ công sinh, hội sinh và hợp tác.
B. Trong mối quan hệ hỗ trợ mỗi loài đều được hưởng lợi.
C. Một số mối quan hệ hỗ trợ có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.
D. Trong mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.
Câu 18: Ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 - 35°c, khi nhiệt độ xuống dưới 2°c và cao hơn 44°c cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 - 35°c, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°c và cao hơn 42°c cá bị chết. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn cá chép.
B. Cá rô phi có khoảng thuận lợi hẹp hơn cá chép.
C. Cá chép thường có vùng phần bố rộng hơn so với cá rô phi.
D. Ở nhiệt độ 10°C, sức sống cả hai loài cá có thể bị suy giảm.
Câu 19: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đổng với vây ngực của cá heo ?
A. Cánh dơi.
B. Vây ngực của cá thu.
C. Cánh ve sầu.
D. Chi sau của cá sấu.
Câu 20: Nghiên cứu sự thay đổi thành phẩn kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau đây, dựa vào bảng dưới đây em hãy cho biết. Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên,
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến.
Câu 21: Khi nói đến chọn lọc tự nhiên (CLTN), kết luận nào sau đây sai?
A. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong 1 hoàn cảnh nhất định.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen.
C. CLTN quy định chiểu hướng tiến hóa.
D. Áp lực của CLTN là rất lớn trong quá trình tiến hóa.
Câu 22: Khi nói về nguồn nguyên liệu có tiến hoá, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai?
(1) Hiện tượng di nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hoá.
(2) Tất cả các thường biến đều không phải là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
(3) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp và chủ yếu của tiến hoá.
(4) Tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đểu là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
(5) Suy cho cùng nếu không có đột biến thì không thể có nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23: Một phân tử ADN gồm có 7 đơn vị tái bản tiến hành nhân đôi một lần. Tổng số đoạn mồi được sử dụng trong quá trình này là 112. Hãy tính tồng số đoạn Okazaki được tạo ra trong quá trình tái bản ADN.
A. 112
B. 56
C. 108
D. 98
Câu 24: Thành phẩn nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?
A. Nhóm gen cấu trúc.
B. Gen điểu hoà.
c. Vùng vận hành (O).
D. Vùng khởi động (P).
Câu 25: Thể tứ bộ và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là
A. Thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ.
B. Thế tứ bội là kết quả của việc gây đột biến nhân tạo còn thể song nhị bội là kết quả của sự lai xa và đa bội hoá tự nhiên.
C. Thể tứ bội là kết quả của sự tự đa bội hoá cùng nguồn thể song nhị bội là kết quả của sự đa bội hoá khác nguồn.
D. Chỉ có thể song nhị bội mới có khả năng hình thành loài mới.
Câu 26: Khi nói về vai trò của các enzim trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào dưới đầy là sai?
A. Enzim ligaza tác động lên cả hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực.
B. Enzim ARN pôlimeraza có vai trò lắp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
C. Enzim ARN pôlimeraza không có vai trò tháo xoắn phân tử ADN.
D. Enzim ADN pôlimeraza có vai trò lắp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 27: Ở người, mất đoạn ở NST số 22 sẽ làm phát sinh
A. bệnh ung thư máu ác tính.
B. bệnh thiếu máu.
C. bệnh máu khó đông.
D. bệnh Đao.
Câu 28: Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ như dưới đây:
Nhìn vào hình vẽ em hãy cho biết, đây là kì nào của quá trình phân bào?
A. Kì cuối của nguyên phân.
B. Kì giữa của giảm phần II.
C. Kì giữa của giảm phân I.
D. Kì sau của giảm phần II.
Câu 29: Cho các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu được tạo ra từ ứng dụng của công nghệ gen?
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người
(2) Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp ß-carôten (tiền vitamin A) trong hạt
(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen
(6) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
(7) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 30: Trong các quần thể dưới đây, quẩn thể nào sẽ thay đồi cấu trúc di truyền qua các thế hệ tự thụ phấn ?
A. 100%Aa
B. 75%AA : 25%aa
C. 100%aa
D. 100% A A
Câu 31: Có bao nhiều quẩn thể ở trạng thái cân bằng di truyền dưới đây?
QT1 : 0.36AA : 0,48Aa : 0,16aa
QT2 : 0,25aa : 0,5AA : 0,25Aa
QT3 : 0,18AA : 0,64Aa : 0,18aa
QT4 : 0,3AA : 0,5aa : 0,2Aa
QT5 : 0,42Aa : 0,49AA : 0,09aa
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 32: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là
A. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.
C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
D. Cơ chế nhân đôi trong kì trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh.
Câu 33: Việc sử dụng cơ thể F, làm giống sẽ dẫn đến kết quả
A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ.
B. tạo ra hiện tượng ưu thế lai.
C. cơ thể F2 bị bất thụ.
D. có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống.
Câu 34: Thực hiện phép lai: AaBbCcdd X AABbCcDd. Theo lý thuyết, ở đời con, những cá thể mang biến dị tổ hợp về kiểu gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
A. 6,25%.
B. 12,5%
c. 18,75%
D. 25%
Câu 35: Bản đổ gen ở NST số II của ruổi giấm (Drosophiìa melanogaster) như sau:
Giả sử, alen A quy định chân dài, alen a quy định chân ngắn; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Khi cho lai ruồi giấm cái thuần chủng chân dài, cánh dài với ruồi đực chân ngắn, cánh cụt thu được F1, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruổi chân ngắn, cánh cụt ở đời F2 là
A. 36%.
B.32%.
C.9%
D. 16%.
Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Cho cây H thuộc loài này lần lượt giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thần cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thần cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thần thấp, quả tròn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của cây H là
A. .
B. .
C. .
D.
Câu 37: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phẩn kiểu gen của quần thể (P) là:
A. 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa
B. 0.30AA : 0,45Aa: 0,25aa
C. 0,1OAA : 0,65Aa : 0,25aa
D. 0,45AA: 0,30Aa : 0,25aa
Câm 38: Khi nói về đặc điểm của hoán vị gen, phát biểu nào dưới đầy là sai?
A. Tẩn số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phẫn trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.
B. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ.
C. Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%.
D. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần sổ trao đổi chéo càng thấp.
Câu 39: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa là do hai gen, mỗi gen gồm hai alen trội hoàn toàn, nằm trên hai NST thường khác nhau tương tác qui định. Trong đó, các gen trội đểu tham gia tạo sản phẩm có hoạt tính hình thành màu hoa; các gen lặn đều tạo sản phẩm không có hoạt tính. Cho hai dòng thuần chủng giao phấn với nhau: hoa vàng x hoa vàng thu được F1, toàn hoa tím. Cho F1 ngẫu phối, F2 thu được 16 tổ hợp giao tử với 3 kiểu hình là hoa tím, hoa trắng và hoa vàng. Dựa vào các thông tin trên em hãy cho biết, có bao nhiêu dự đoán dưới đây là đúng?
(1) Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo qui luật tương tác gen kiểu át chế gen trội.
(2) Khi cho cây tím ở F2 lai với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa vàng ở F3 là
(3) Khi cho cây tím ở F2 lai với nhau thì tỉ lệ kiểu hình trắng ở F3 là .
(4) Nếu cho cây tím ở F2 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình trắng ở F3 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 40: Cho sơ đô phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh do một trong 2 alen của một gen qui định.
Cho biết cá thể II5 mang gen gây bệnh. Dựa vào thông tin trên em hãy cho biết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng ?
(1) Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định.
(2) Xác suất con trai của cặp vợ chổng III8, III9 không mắc bệnh là .
(3) Có 7 người trong phả hệ biết chắc chắn kiểu gen.
(4) Xác suất sinh được người con gái bị bệnh của cặp vợ chồng III8, III9 là
ĐÁP ÁN
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.