Học tốt Sinh học 8, Bài 3. Tế bào
2019-07-28T04:03:20-04:00
2019-07-28T04:03:20-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-3-te-bao-11804.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 28/07/2019 03:59
Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 3. Tế bào: Hệ thống kiến thức cơ bản cần nhớ trong bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cấu tạo tế bào
Tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể. Tế bào được bao bọc bởi lớp màng sinh chất có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể. Trong màng là chất tế bào có các bào quan như: lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, ti thể,... ở đó diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, trong nhân có nhiễm sắc thể.
* Chức năng của các bộ phận trong tế bào
Các bộ phận |
Các bào quan |
Chức năng |
Màng sinh chất |
|
Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất |
Chất tế bào
(tế bào chất) |
|
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào |
|
Lưới nội chất |
Tổng hợp và vận chuyển các chất |
|
Ribôxôm |
Nơi tổng hợp prôtêin |
|
Ti thể |
Tham gia các hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng |
|
Bộ máy Gôngi |
Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm |
|
Trung thể |
Tham gia vào quá trình phân chia tế bào |
Nhân |
Nhiễm sắc thể |
Điều khiển mọi hoạt sống của tế bào |
Nhân |
Nhiễm sắc thể |
Điều khiển mọi hoạt sống của tế bào |
|
Nhân con |
Là cấu trúc qui định sự hình thành prôtêin. có vai trò quyết định trong di truyền |
|
|
Nơi tổng họp ARN ribôxôm (rARN) |
2. Thành phần hoá học của tế bào
Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất vô cơ và chất hữu cơ.
Chất hữu cơ gồm:
- Prôtêin có cấu trúc phức tạp gồm các nguyên tố: Cacbon (C), Hiđrô (H), Nitơ (N), lưu huỳnh (S), Phôtpho (P), trong đó N là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.
- Gluxit gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H:O luôn luôn là 2H:1O.
- Lipit cũng gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H:O luôn thay đổi tuỳ loại
- Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN (axit đêôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic)
- Chất vô cơ bao gồm các loại muối khoáng như Canxi (Ca), Kali (K), Natri (Na), sắt (Te), Đồng (Cu)....
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. PHẦN TÌM HIỂU THẢO LUẬN
* Quan sát hình 3-1, hãy trình bày cấu tạo một tế bào điển hình?
Tế bào được cấu tạo gồm:
+ Bên ngoài là màng sinh chất.
+ Trong màng là tế bào chất, có các bào quan như lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, ti thể,...
+ Nhân có nhiễm sắc thể.
* Qua hình 3-2, em hãy cho biết chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?
Tế bào trong cơ thể có những chức năng sau:
+ Là đơn vị thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường.
+ Giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.
+ Giúp cơ thể phản ứng với kích thích.
* Qua bảng “Chức năng các bộ phận của tế bào” giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng, chất tế bào và nhân tế bào:
Màng thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những thành phần chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Chất nhiễm sắc trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc prôtêin được tổng hợp ở ribôxôm. Vậy các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng sống.
- Sự tương đồng về các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong tế bào gợi cho chúng ta suy nghĩ về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Qua sơ đồ trên, em biết được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
- Tế bào động vật và tế bào thực vật có những điểm giống nhau là: có màng, chất tế bào chứa các bào quan và nhân tế bào chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Sắp xếp các bào quan tương ứng với chức năng: 1.c 2.a 3.b 4.e 5.d
2. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:
Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể, có thể thực hiện đầy đủ những chức năng của cơ thể như: trao đổi chất, lớn lên và sinh sản, trả lời kích thích. Vì vậy, ta nói tế bào cũng là đơn vị chức năng của cơ thể.
3. So sánh tế bào người với tế bào động vật, thực vật:
- Điểm giống nhau: Tế bào người và tế bào động vật, thực vật đều có cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm màng, chất tế bào có các bào quan và nhân tế bào.
- Điểm khác nhau:
Tế bào người |
Tế bào động vật |
Tế bào thực vật |
- Màng sinh chất không có vách xenlulô |
- Màng sinh chất không có vách xenlulô |
- Màng sinh chất có vách xenlulô |
- Không có lục lạp, có trung thể. |
- Không có lục lạp, có trung thể. |
- Thường có lục lạp, không có trung thể. |
- Có nhiều hình dạng khác nhau. |
- Có nhiều hình dạng khác nhau. |
- Có ít hình dạng hơn tế bào người và động vật. |
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Em hãy sờ bàn tay của mình vào da thịt của cơ thể em rồi sờ vào thân cây phượng vĩ (me tây,...) ở sân trường. Hãy cho biết có gì khác nhau về mức độ cứng, mềm của hai cơ thể trên? Em đã biết cơ thể em và cây phượng đều có đơn vị cấu tạo là tế bào. Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
Em thấy cơ thể người mềm hơn cơ thể cây phượng vĩ, tuy cả hai cơ thể trên đều có đơn vị cấu tạo là tế bào, nhưng màng sinh chất của tế bào thực vật có thêm vách xenlulô (chất xơ).
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.