Học tốt Sinh học 8, Bài 6. Phản xạ
2019-07-28T04:58:06-04:00
2019-07-28T04:58:06-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-6-phan-xa-11806.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 28/07/2019 04:57
Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 6. Phản xạ: Hệ thống kiến thức cơ bản cần nhớ trong bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sau:
1. Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Sự dẫn truyền xung thần kinh trong dây thần kinh chỉ theo một chiều.
2. Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
3. Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
4. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Chính đường liên hệ ngược đã tạo nên vòng phản xạ.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
* Thành phần cấu tạo của mô thần kinh:
- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao).
- Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình.
Cấu tạo một nơron điển hình gồm: thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Tận cùng sợi trục là các đầu mút.
* Nhận xét về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động: Sự dẫn truyền chỉ theo một chiều.
* Phản xạ là gì?
Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật là: cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của thần kinh.
* Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ là: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian.
Thành phần một cung phản xạ gồm các yếu tố:
a. Cơ quan thụ cảm.
b. Nơron hướng tâm.
c. Nơron trung gian.
d. Nơron li tâm.
e. Cơ quan phản ứng.
Ví dụ: Khi nghe gọi tên mình ở phía sau thì ta quay đầu lại, phản ứng đó là phản xạ.
- Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh luồng thần kinh, theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi luồng thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ quan phản ứng lẳm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi ta.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Phản xạ là gì? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ.
Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
Vài ví dụ về phản xạ:
- Lạnh → nổi da gà.
- Nóng → đổ mồ hôi.
- Thấy thầy giáo vào lớp → học sinh đứng dậy chào thầy.
- Thấy có người giơ tay lên định đánh ta → ta né tránh.
2. Từ một ví dụ đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
Phân tích đường đi của xung thần kinh ở phản xạ: lạnh → nổi da gà (da săn lại):
- Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh xung thần kinh, xung thần kinh này theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ chân lông làm cho cơ này co giúp da săn lại, cơ thể chống được lạnh.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Hãy cho 3 ví dụ về phản xạ (không có trong SGK) và phân tích một ví dụ đã nêu.
Ví dụ:
1. Ngửi mùi thức ăn mà ta ưa thích, ta chảy nước bọt.
2. Thuộc bài.
3. Chạy xe đạp.
Phân tích ví dụ 1:
Mùi của thức ăn mà ta ưa thích kích thích vào cơ quan thụ cảm khứu giác ở mũi làm phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ đó, phát sinh xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm đến tuyến nước bọt gây tiết nước bọt.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.