Học tốt Sinh học 8, Bài 4. Mô
2019-07-28T04:46:18-04:00
2019-07-28T04:46:18-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-4-mo-11805.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 28/07/2019 04:42
Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 4. Mô: Hệ thống kiến thức cơ bản cần nhớ trong bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sau:
1. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấn trúc giống nhan, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
2. Bốn loại mô chính của cơ thể lả:
- Mô biển bì, phủ ngoài cơ thể và lót trong các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, hấp thu, tiết.
- Mô liên kết có các tế bào nằm rải rác trong chất nền có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
- Mô cơ gồm: cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn.
- Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điền khiển sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. PHẦN TÌM HIỂU THẢO LUẬN
+ Tế bào có hình dạng, kích thước khác nhau vì chúng có những chức năng khác nhau.
+ Tên những tế bào có những hình dạng khác nhau:
- Tế bào trứng: hình cầu.
- Tế bào hồng cầu: hình đĩa.
- Tế bào xương, tế bào thần kinh: hình sao nhiều cạnh.
- Tế bào lót xoang mũi: hình trụ.
- Tế bào cơ trơn: hình sợi dài.
* Quan sát hình 4-1:
Em thấy các tế bào ở mô biểu bì xếp sít nhau phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng.
* Máu gồm huyết tương và các tế bào máu thuộc loại mô liên kết.
Máu được xếp vào loại mô này vì máu gồm nhiều tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương.
* Quan sát, so sánh hình dạng, cấu tạo các loại mô cơ ở hình 4-3 (A, B, C).
- Mô cơ vân (A): gồm tế bào dài, nhiều nhân, có vân ngang.
- Mô cơ tim (B): gồm các tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân.
- Mô cơ trơn (C): gồm tế bào hình thoi, đầu nhọn và chỉ có một nhân.
- Lập bảng so sánh 4 loại mô:
|
Mô biểu bì |
Mô liên kết |
Mô cơ |
Mô thần kinh |
Đặc điểm cấu tạo |
Gồm các tế bào xếp sít nhau. |
Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền.
|
Có 3 loại:
- Cơ vân: gắn với xương, tế bào dài, nhiều nhân có vân ngang.
- Cơ trơn: tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân.
- Cơ tim: tế bào dài phân nhánh, có nhiều nhân. |
Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và tế bào thần kinh đệm.
- Nơron: gồm thân chứa nhân, thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục. |
Chức năng |
Phủ ngoài da, lót các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, hấp thu và tiết. |
Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. |
- Cơ vân: gắn với xương, co dãn tạo sự vận động. |
Tạo hệ thần kinh, tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, dẫn truyền xung thần kinh. |
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của mô trong ca thể và về sự sắp xếp của tế bào trong 2 loại mô đó.
|
Mô biểu bì |
Mô liên kết |
Vị trí mô trong cơ thể |
Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng như: ruột, bóng đái, mạch máu, các ống dẫn,... |
Có ở hầu hết các cơ quan: dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương,... |
Sự sắp xếp của các tế bào |
Các tế bào xếp sít nhau. |
Các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền. |
2. Cơ vân, Cơ trơn, Cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?
|
Cơ vân |
Cơ trơn |
Cơ tim |
Đặc điểm cấu tạo |
Tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang. |
Tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân. |
Tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân. |
Sự phân bố trong cơ thể |
Gắn với xương. |
Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng: thực quản, khí quản, khoang miệng. |
Tạo thành tim.
|
Khả năng co dãn |
Co, dãn nhiều.
|
Co, dãn ít hơn cơ vân và cơ tim. |
Co, dãn kém cơ vân. |
3. Trên chiếc chân giò lợn có các loại mô là: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Ta có thể chủ động làm cho bắp cơ ở cánh tay ta rút ngắn, phình to hoặc duỗi ra. Nhưng tại sao khi cơ ở ruột co thắt nhiều gây đau bụng ta không thể tự điều khiển cho cơ này giảm co thắt để khỏi đau bụng?
Vì:
Cơ ở cánh tay là cơ vân, gắn với xương, cơ này hoạt động theo ý muốn.
Cơ ở thành ruột là cơ trơn hoạt động không theo ý muốn.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.