I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức san:
1. Tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
- Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
2. Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) là các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với tủy qua các rễ sau và rễ trước.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
- Căn cứ vào điều kiện của thí nghiệm và các kết quả được ghi trên bảng 44, dựa vào những hiểu biết về cấu tạo tủy, em rút ra những kết luận về chức năng của tủy như sau:
Bảng 44. Thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống
+ Kết quả của lô thí nghiệm I chứng tỏ: trong tủy sống có nhiều căn cứ (trung khu) thần kinh điều khiển phản xạ (không điều kiện) co các chi khi bị kích thích mạnh. Và giữa các căn cứ đó có liên hệ với nhau (vì kích thích 1 chi, làm co cả các chi khác, thậm chí co toàn thân).
+ Kết quả của lô thí nghiệm II, III cho biết:
Chất trắng đã bảo đảm mối liên hệ giữa các căn cứ ở các tầng tủy khác nhau.
Các căn cứ thần kinh nằm trong chất xám của tủy sống.
- Căn cứ kết quả ghi được ở bảng 45, em rút ra kết luận về chức năng của các rễ tủy từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy:
Bảng 45. Kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng của các rễ tủy
+ Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm).
+ Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm).
+ Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại và nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau, nó là dây pha.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của tủy?
Cấu tạo và chức năng của tủy:
- Cấu tạo tủy sống: tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh là chất trắng.
Chức năng của tủy sống:
+ Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
+ Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
2. Mô tả thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của tủy?
Mô tả thí nghiêm để tìm hiểu chức năng của tủy:
- Lô thí nghiệm I: Dùng ếch đã cắt đầu (hoặc phá não) để nguyên tủy.
+ Thí nghiệm 1:
Kích thích nhẹ 1 chi (chẳng hạn chi sau bên phải) bằng HCl 0,5%.
Quan sát và ghi kết quả: chỉ 1 chi đó co.
+ Thí nghiệm 2:
Kích thích chi đó mạnh hơn bằng HCl 1%.
Quan sát và ghi được kết quả: co cả 2 chi (trái và phải).
+ Thí nghiệm 3:
Kích thích chi đó rất mạnh bằng HCl 3%.
Quan sát và ghi được kết quả: cả 4 chi đều co (co toàn thân).
- Lô thí nghiệm II: Tủy bị cắt ngang ở vị trí xác định.
+ Thí nghiệm 4:
Kích thích rất mạnh chi sau.
Quan sát và ghi kết quả: chỉ co 2 chi sau.
+ Thí nghiệm 5:
Kích thích rất mạnh chi trước.
Quan sát và ghi kết quả: chỉ co 2 chi trước.
- Lô thí nghiệm III: Hủy tủy ở trên vết cắt ngang.
+ Thí nghiệm 6:
Kích thích rất mạnh chi trước.
Quan sát và ghi kết quả: 2 chi trước không co nữa.
3. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Giải thích rõ.
Gọi dây thần kinh tủy là dây pha vì nó do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại tạo thành, vừa dẫn truyền xung li tâm, vừa dẫn truyền xung hướng tâm.
4. Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý làm dứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất?
Bằng phương án đơn giản nhất, có 3 phép thí nghiệm:
Kích thích mạnh chi trước, chi dưới, bên nào không co thì rễ trước bên chi đó đã đứt (và ngược lại).
Kích thích mạnh lần lượt 2 chi dưới:
+ Nếu chi nào bị kích thích làm co các chi, còn rễ vận động chứng tỏ rễ sau bên đó còn.
+ Nếu không gây co chi nào cả (kể cả các chi trên) chứng tỏ rễ sau bên chi đó bị đứt.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Khi đi qua cầu khỉ (cầu chỉ là một cây nhỏ bắc ngang sông, rạch), nếu ta không quá chú ý lo sợ bị té thì ta có thể di nhanh qua cầu một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu quá lo sợ bị té thì ta không thể đi qua cầu được. Em hãy giải thích tại sao?
Cơ co duỗi là phản xạ không điều kiện, do tủy sống điều khiển. Khi ta quá chú ý lo sợ bị té là vỏ não đã điều khiển, tủy sống không còn điều khiển được bước đi bình thường nữa nên ta dễ bị té.