I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sau:
Sự điều hòa nà phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết để duỵ trì tính ổn định của môi trường bên trong cùng các quá trình sinh lí diễn ra bình thường là nhờ các thông tin ngược (trong cơ chế tự điều hòa).
I. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
- Các tuyến nội tiết hoạt động chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên là:
Buồng trứng, tinh hoàn.
Tuyến giáp.
Tuyến trên thận.
Tuyến sữa.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Trình bày cơ chế tự điều hòa hoạt động của tuyến tụy?
Cơ chế tự điều hòa hoạt động của tuyến tụy:
Khi đường huyết tăng kích thích tế bào β của đảo tụy tiết insulin làm cho glucôzơ dư chuyển thành glycôgen dự trữ và đường huyết giảm xuống mức bình thường, điều này kìm hãm tế bào 3 không tiết insulin nữa.
Khi đường huyết giảm, kích thích tế bào α của đảo tụy tiết glucagon chuyển glycôgen dự trữ thành glucôzơ làm đường huyết tăng lên mức bình thường, điều này kìm hãm tế bào α không tiết glucagon nữa. Vậy, sự phối hợp hoạt động của tế bào α và β của đảo tụy bảo đảm lượng đường trong máu ổn định cũng là cơ chế tự điều hòa hoạt động của tuyến tụy.
2. Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết?
Mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết:
Các tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmôn tuyến yên và ngược lại hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm là do hoocmôn của các tuyến tiết ra. Đó là cơ chế sự điều hòa của các tuyến nội tiết do thông tin ngược.