* Tìm hiểu
1. a) Đốt một tờ giấy và nhận xét sự biến đổi của tờ giấy dưới tác dụng của ngọn lửa.
b) - Chưng đường trên ngọn lửa.
+ Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt.
Để nguội, nếm thử xem sau khi chuyển màu, đường còn giữ được vị ngọt không.
+ Dự kiến kết quả xảy ra nếu ta đun tiếp.
Trả lời:
a) Dưới tác dụng của ngọn lửa, tờ giấy bị cháy thành than, biến thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
b) + Dưới tác dụng của nhiệt, đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu sẫm, có vị đắng.
+ Nếu ta đun tiếp, đường sẽ cháy thành than.
2. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao? (SGK trang 79).
Trả lời:
Các trường hợp có sự biến đổi hoá học:
• Hình 2: Cho vôi sống vào nước, nó biến thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt (bốc khói).
• Hình 5: Xi măng trộn cát và nước tạo thành một hợp chất mới có tính chất hoàn toàn khác với tính chất của cát, xi măng, nước; đó là vữa xi măng.
• Hình 6. Đinh mới thành đinh gỉ do tác dụng của hơi nước trong không khí. Tính chất đinh gỉ khác với tính chất của đinh mới.
3. “Bức mật thư” (SGK trang 80).
+ Ta có nhìn thấy chữ không?
+ Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải làm thế nào?
+ Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?
Trả lời:
+ Ta không nhìn thấy chữ.
+ Muốn đọc bức thư này, người nhận thư phải hơ nóng bức thư.
+ Nhiệt làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học.
4. Đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
a) SGK trang 80. Hãy giải thích hiện tượng đó.
b) SGK trang 81. Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hoá học?
Trả lời:
a) Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, phần phẩm màu xanh đã bay màu bớt, chỉ còn phần màu dưới cái đĩa và bốn hòn đá.
b) Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi hoá học. Ánh sáng mặt trời đã tác động lên chất hoá học bôi lên tờ giấy.