Bài 1. (3 điểm) Các số tự nhiên nhỏ hơn 1000, có bao nhiêu số :
a) Chia hết cho 2
b) Chia hết cho 5
c) Chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 2. (2 điểm) Tính số lượng các ước của các số sau. Sau đó hãy viết tập hợp các ước của số đó
a) 72
b) 120
Bài 3. (2 điểm) Học sinh khối 6 của một trường tập chung dưới sân trường để chào cờ. Nếu xếp theo hàng 20; 25; 30 thì đều dư 12 học sinh, nhưng nếu xếp hàng 26 thì vừa đủ. Tính số học sinh khối lớp 6 này,biết rằng số học sinh này ít hơn 700 học sinh
Bài 4. (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên x lớn nhất, biết rằng 428 và 708 chia cho x được số dư là 8.
Bài 5. (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia cho 3, cho 4, cho 5 thì có số dư lần lượt là 1, 3, 1.
Đáp án
Bài 1.
a) Tập hợp các số chia hết cho 2 nhỏ hơn 1000 là { 0 ; 2 ; 4 ; ... ; 996 ; 998 }
Số các phần tử thuộc tập hợp trên là: ( 998 – 0 ) : 2 + 1 = 500 (phần tử)
b) Tập hợp các số chia hết cho 5 nhỏ hơn 1000 là { 0 ; 5 ; 10 ;... ; 990 ; 995 }
Số các phần tử thuộc tập hợp trên là: ( 995 – 0 ) : 5 + 1 = 200 (phần tử)
c) Trong một chục có 4 số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Từ 0 đến 999 có 100 chục nên ta có: 4 . 100 = 400 (số)
Số 1000 không phải đếm.
Vậy cả 400 số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 2.
a) 72 = 23 . 32 có (3 + 1) . (2 + 1) = 12 (ước)
Ư(72) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72}
b) 120 = 23 . 3 . 5 có ( 3 + 1 ) . ( 1 + 1 ) . ( 1 + 1 ) = 16 (ước)
Ư(120) = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 15; 20; 24; 30; 40; 60; 120}
Bài 3.
Số học sinh khối 6 của trường là bội chung của 20; 25; 30.
20 = 22 . 5 ;
30 = 2 . 3 . 5 ;
25 = 52
BCNN( 20 ; 25 ; 30 ) = 22 . 3 . 52 = 300
BC ( 20; 25; 30 ) = B ( 300 ) = { 0; 300; 600; 900; 1200;… }
Số học sinh khối 6 của trường có thể là 12; 312; 612; 912; 1212…
Vì số học sinh đó là số chia hết cho 26 và chưa đến 700 nên số học sinh đó là 312 học sinh.
Bài 4.
Theo đề bài, ta có:
428 – 8 = 420 chia hết cho x
708 – 8 = 700 chia hết cho x (x ∈ N, x > 8) và x lớn nhất
Do đó x là ước chung lớn nhất của 420, 700
420 = 22 . 3 . 5 . 7 ;
700 = 22 . 52 . 7
ƯCLN ( 420 ; 700 ) = 22 . 5 . 7 = 140
Vậy x = 140.
Bài 5.
Gọi n là số cần tìm.
Ta có: n – 1 là bội của 3, n – 3 là bội của 4, n – 1 là bội của 5
Suy ra: 2( n – 1) ⋮ 3 ;
2(n – 3) ⋮ 4 ;
2(n – 1) ⋮ 5
Do đó: 2n chia cho 3, 4, 5 đều dư 2. Nên 2n – 2 là BCNN của 3, 4, 5
2n – 2 = 60 ⇒ n = 31.