Bài 1. (3 điểm) Tính:
a) -7129 + 1478 + 7129 + (-1479)
b) | -5 | . (-7) + 4 . (-9)
c) 1 – 2 + 3 – 4 + 5 – 6 + … + 2009 – 2010 + 2011
Bài 2. (3 điểm) Tìm x ∈ Z, biết:
a) x + 5 = -2 + 11
b) -3x = -5 + 29
c) | x | - 9 = -2 + 17
d) | x – 9 | = -2 + 17
Bài 3. (2 điểm)
Tìm x, biết: | x + 19 | + | x + 5 | + | x + 2011 | = 4x
Bài 4. (2 điểm) Tìm các số nguyên n sao cho:
a) n – 1 là ước của 15
b) 2n – 1 chia hết cho n – 3
Đáp áni
Bài 1.
a) -7129 + 1478 + 7129 + ( -1479 )
= ( -7129 + 7129 ) + ( -1479 + 1478 )
= 0 + (-1) = -1
b) | -5 | . (-7) + 4 . (-9)
= 5 . (-7) + (-36)
= -35 + (-36) = -71
c) 1 – 2 + 3 – 4 + 5 – 6 + … + 2009 – 2010 + 2011
= 1 + ( -2 + 3 ) + ( -4 + 5 ) + … + ( -2010 + 2011 )
= 1 + 1 + 1+ … + 1 ( 1006 số hạng ) = 1006
Bài 2.
a) x = 4
b) x = -8
c) | x | - 9 = -2 + 17
| x | = 15 + 9
| x | = 24
x = 24 hoặc x = -24
d) |x – 9| = -2 + 17
|x – 9| = 15
x – 9 = 15 hoặc x – 9 = -15
x = 24 hoặc x = -6
Bài 3.
Vế trái là tổng của các giá trị tuyệt đối nên là số không âm, do đó :
4x ≥ 0 hay x ≥ 0. Nên: x + 19 > 0, x + 5 > 0, x + 2011 > 0
Ta có: x + 19 + x + 5 + x + 2011 = 4x
3x + 2035 = 4x → x = 2035 (thích hợp)
Bài 4.
a) n – 1 là ước của 15
n – 1 ∈ { 1; -1; 3; -3; 5; -5; 15; -15 }
n ∈ { 2; 0; 4; -2; 6; -4; 16; -14 }
b) Ta có: 2n – 1 = 2n – 6 + 5 = 2(n – 3) + 5 chia hết cho n – 3
Do đó: 5 chia hết cho n – 3. Nên n – 3 là ước của 5
n – 3 ∈ {1; -1; 5; -5}
n ∈ {4; 2; 8; -2}