1. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi.
B. Cỏ già rung tai.
C. Kiến hành quân đầy đường.
D. Bố em đi cày về.
Câu 2: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 3: Hai câu thơ sau thuộc hiểu hoán dụ nào?
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.
A Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 4: Trong câu: “Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy núi trường thành vô tận” có sử dụng phép:
A, Hoán dụ
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hóa
Câu 5: Có mấy hiểu ẩn dụ thường gặp?
A. Hai kiểu
B. Ba kiểu
C. Bốn kiểu
D. Năm kiểu
Câu 8: Hai câu thơ:
“Ngôi nhà như nhỏ lại
Lớn lên với trời xanh”
Là loại so sánh nào?
A. Người với người
B. Vật với vật
C. Vật với người
D. Cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu 7: Câu trần thuật có từ “là” sau đây thuộc kiểu câu nào?
Quê hương là chùm khế ngọt
A. Câu định nghĩa
B. Câu giới thiệu
C. Câu miêu tả
D. Câu đánh giá
2. TỰ LUẬN (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 15 dòng tả cảnh mặt trời mọc (có sử dụng các phép: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ).
---------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | D | D | B | B | C | C | A |
2. TỰ LUẬN (6 điểm)a. Nội dung- Mở đoạn: Giới thiệu cánh mặt trời mọc (trên biển, trên sông).
- Thân đoạn:
+ Tả từ khái quát đến cụ thể cảnh mặt trời mọc.
+ Ấn tượng chung về vẻ đẹp.
- Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của người viết trước vẻ đẹp thiên nhiên.
b. Hình thức- Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ.
- Sử dựng phương thức miêu tả, có thể kết hợp với biểu cảm.
- Có sử dựng phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...