1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Bài thơ “Sông núi nước Nam” của tác giả nào?
A. Lý Thường Kiệt.
B. Trần Quang Khải,
C. Nguyễn Trãi.
D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 2. Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Trần Quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 3. Phần thực (3+4) của bài thơ “Qua Đèo Ngang” tả cuộc sống như thế nào?
A. ít ỏi, thưa thớt.
B. ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
C. Thưa thớt, buồn.
D. Vui tươi, tấp nập.
Câu 4. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cảm xúc về gia cảnh được thể hiện ở những câu thơ nào?
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 2, 3, 4, 5, 6, 7
C. 3, 4, 5, 6, 7
D. 3, 4, 5, 6
Câu 5. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhàn buổi mới về quê” ghi lại sự việc gì?
A. Ghi lại sự việc và tâm trạng của tác giả lúc về thăm quê sau bao năm xa cách.
B. Ghi lại sự việc của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê.
C. Ghi lại tâm trạng của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê.
D. Ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về quê mình.
Câu 6. Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,
C. Lừ đừ như ông từ vào đền.
D. Bán chị em xa, mua láng giềng gần.
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ “Cảnh khuya”.
--------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | B | B | A | A |
2. TỰ LUẬN
Gợi ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: Cảnh khuya; tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh sáng tác: tại Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung: Miêu tả cảnh đẹp đêm trăng, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu nặng.
- Nghệ thuật: Bài thơ trữ tình chan chứa tình cảm, tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe.
- Chép bài thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
2. Thân bài
Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- Cảm nhận chung về phong cảnh và tâm hồn (tình cảm) của Bác.
- Nêu cảm nghĩ về từng câu thơ bằng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,...
a. Khung cảnh thiên nhiên
- Có âm vang tiếng suối từ xa vọng lại như tiếng hát trong trẻo, du dương...
- Bóng trăng lồng vào bóng cây cố thụ, tạo nên những bóng hoa quấn quýt, hòa quyện lung linh trong ánh sáng huyền ảo dệt nên một bức tranh tuyệt đẹp.
b. Tâm hồn (tình cảm) của Bác
- Yêu cảnh đẹp, yêu đời, say sưa trước cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Bác luôn luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, đất nước, nhân dân “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
3. Kết bài
Ấn tượng chung về bài thơ “Cảnh khuya”.
- Bài thơ “Cảnh khuya” của Bác là một bài thơ hay.
- Nghệ thuật độc đáo của thơ hiện đại nhưng rất đậm màu sắc cổ điển.
- Trong Bác có sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách của người chiến sĩ, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại.
- Đọc bài thơ ta càng khâm phục và kính yêu Bác hơn, sẽ học tập tốt hơn nửa để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.