1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích rồi chọn câu trả lời các câu hỏi.
“Tôi yêu Sài Gòn da diết, như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng, ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm..”.
(Ngữ văn 7 - Tập một).
Câu 1: Đoạn văn trích từ văn bản nào?
A. Mùa xuân của tôi.
B. Một thứ quà của lúa non: Cốm
C. Sài Gòn tôi yêu.
D. Tiếng gà trưa
Câu 2: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn.
B. Bình luận về những nét riêng của Sài Gòn.
C. Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
D. Nêu những nhận xét về thiên nhiên khí hậu Sài Gòn.
Câu 4: Đoạn văn trên tác giả sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. bốn từ.
B. năm từ.
C. sáu từ.
D. bảy từ.
Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Trẻ - Già.
B. Sáng - Tối.
C. Sang - Hèn.
D. Chạy - Nhảy.
Câu 6: Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau:
A. Tiều phu …………..
B. Du khách …………..
C. Thuỷ chung …………..
D. Hùng vĩ …………..
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
-----------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | C | A | D |
Câu 6. Học sinh tự giải thích.
2. TỰ LUẬN
Gợi ý:
1. Mở bài (1 điểm):
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến: Một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
- Cảm nghĩ chung về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là niềm vui bất ngờ và thông minh, dí dỏm của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.
2. Thân bài (5 điểm)
a. Cảm nhận về câu thơ đầu
- Lời thơ giản dị tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của người bạn thân lâu lắm mới gặp lại. Gọi bạn bằng bác là cách gọi dân dã gợi sự nể trọng. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ làm tiền đề cho sự giãi bày tiếp theo.
b. Cảm nhận về sáu câu thơ tiếp
Nhà thơ phân trần với bạn về sự tiếp đãi bạn không chu đáo của mình: Mọi thứ đều có, song chưa thể ăn được (có cà, có cải, có bầu, có mướp...).
Xem kĩ lời phân trần của Nguyễn Khuyến ta thấy ông đâu có nghèo. Ngược lại ông là người giàu có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hoá như là sự giàu có trong tương lai. Có phải chăng đây là cách giới thiệu độc đáo về cuộc sống thanh đạm với bạn bè của cụ Tam Nguyên khi cụ mới từ quan?
c. Cảm nghĩ về câu kết: Cách sử dụng từ ngữ tài tình của nhà thơ
qua cụm từ “ta với ta” -> Cảm nhận chung về bài thơ: Đây là một bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống, làm xốn xang lòng người đồng thời bày tỏ một tình bạn thân thiết, tri kỉ, vượt qua mọi khuôn phép, lễ giáo, sáng lên một chữ “tình”.
3. Kết bài. (1 điểm): Tình cảm của em đối với nhà thơ và bài thơ.