PHÒNG GD & ĐT QUẬN ĐỒ SƠN
TRƯỜNG TH NGỌC XUYÊNKIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Họ và tên học sinh :...............................................Lớp : ...............................
Điểm | Nhận xét của giáo viên ........................................................................................................ ........................................................................................................ ...................................................................................................... |
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)CÂY ĐA QUÊ HƯƠNGCây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) Đọc bài: Cây đa quê hươngvà trả lời câu hỏi: 1/ Bài văn tả cái gì ?(M 1- 0.5) Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Tuổi thơ của tác giả
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.
d. Đàn trâu
2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?(M1- 0.5)Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:a. Lúa vàng gợn sóng.
b. Đàn trâu ra về.
c. Làng quê.
d. Cả hai ý a và b.
3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1- 0.5)Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng :a. Lững thững - nặng nề
b. Yên lặng - ồn ào
c. Cổ kính – chót vót
d. Kéo dài – yên lặng
4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? (M2- 0.5)………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
5/ Gạch chân từ chỉ màu sắc đặc điểm trong câu sau và chỉ rõ: (M2-0.5)Ngọn chót vót giữa trời xanh.Từ chỉ đặc điểm:....................................................... Từ chỉ màu sắc:........................................................6/ Đặt một câu thuộc kiểu câu Ai làm gì? (M2-0.5)……………………………………………………………………………………………….
7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (M3- 1)Một hôm ..... Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ .........
8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? M4
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
Câu 9. Trong câu: “Ông em trồng cây táo
để ăn quả” bộ phận gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? (M4:1)
A. Để làm gì? B. Vì sao? C. Khi nào?
B. Kiểm tra viết (10 điểm)1/ Chính tả nghe - viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài:
Hoa mai vàng. (sách HDHTV2, tập 2B
, trang 98)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
Viết một đoạn văn ngắn nói về một loài cây em yêu thích (có thể là cây bóng mát như cây bàng, cây phượng vĩ hoặc cây ăn quả như cây xoài,... ) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi gợi ý:a) Loài cây mà em yêu thích tên là gì ?
b) Thân, cành, lá,.. của cây như thế nào ?
c) Cây có lợi ích như thế nào ?
d) Tình cảm của em đối với loài cây đó như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2NĂM HỌC 2017 - 2018Môn : Tiếng ViệtĐáp án và biểu điểm:Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập cuối HKII
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)Câu 1: Đáp án C (0,5 điểm) M1
Câu 2: Đáp án D (0,5 điểm) M1
Câu 3: Đáp án B (1 điểm) M1
Câu 4: Nêu được Đó là cả một tòa cổ kính, cành cây lớn hơn cột đình, rễ ngoằn nghèo như những con rắn hổ mang giận dữ M2- 0,5)
Câu 5: chót vót (M2- 0,5)
Câu 6: Chiều chiều , chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát(M2- 0,5)
Câu 7: Điền dấu chấm than ( !) và dấu chấm (.)
Câu 8: Tình cảm gắn bó quê hương của tác giả.
Câu 9 : Đáp án đúng A
II. CHÍNH TẢ (4 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng đoạn văn : 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu, vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) mỗi lỗi trừ 0.2 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 1 điểm toàn bài.
- Điểm toàn bài viết trừ không quá 1 điểm.
III. Tập làm văn (6 điểm)
Hs viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, biết dùng từ, đặt câu cho điểm tối đa. Nếu hs viết chưa đúng yêu cầu, diễn đạt chưa mạch lạc, chưa biết dùng từ, đặt câu thì tuỳ mức độ để trừ điểm.