ĐỀ THI
1. Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn văn sau:
Bản Làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trèn các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
(Hoàng Hữu Bội)
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) Chân thực là:
| - Lẽ phải, ai cũng phải công nhận |
| - Thực thà, không sai |
b) Chân lí là:
| - Chân thành, không giả dối |
| - Lẽ phải, sự thật ai cũng phải thừa nhận |
c) Chân chính là:
| - Ngay thẳng không gian lận, rất chính đáng |
| - Chân thành với mọi người, có lòng nhân ái |
3. Hãy chuyển những câu đơn sau đây thành các câu ghép, có cấu trúc là một đoạn văn:
Mây đen kéo đến. Mặt trời biến mất. Trời xám xịt và gió to nổi lên. Mưa nặng hạt. Nước luồn lỏi chảy trên mặt đất.
4. Viết đoạn hội thoại của hai bạn học sinh nói về chủ đề học tập, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm
5. Em hiểu như thế nào khi đọc đoạn văn sau:
Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Tình quê hương - Nguyễn Khải)
6. Em hãy tả quang cảnh trường em lúc tan học
-------------------------------
ĐÁP ÁN
1. Các từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn văn:
-Từ tượng thanh: rì rầm, í ới.
-Từ tượng hình: bập bùng, mênh mông.
2. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô trống:
a) Chân thực là:
Đ | - Lẽ phải, ai cũng phải công nhận |
S | - Thực thà, không sai |
b) Chân lí là:
S | - Chân thành, không giả dối |
Đ | - Lẽ phải, sự thật ai cũng phải thừa nhận |
c) Chân chính là:
Đ | - Ngay thẳng không gian lận, rất chính đáng |
S | - Chân thành với mọi người, có lòng nhân ái |
3. Chuyên những câu đơn thành các câu ghép, có cấu trúc là một đoạn văn như sau:
Mây đen kéo đến nên mặt trời biến mất. Trời xám xịt và gió to nổi lên. Mưa nặng hạt, nước luồn lỏi chảy trên mặt đất.
4. Đoạn hội thoại có thể viết như sau:
Hùng và Minh đang làm bài tập toán. Hùng cau có bảo Minh:
- Khó quá! Chúng mình tạm gác lại để xem phim hoạt hình. Minh lưỡng lự nhưng rồi trả lời bạn với vẻ luyến tiếc:
- Mình phải giải cho kì được các bài toán này nên không thể xem phim được.
Hùng châm chọc:
- Giải toán cho. kì được để làm gì cơ chứ? Mình thì không cần thế đâu. Minh ôn tồn nói:
- Phải làm bài! Chúng mình không nên xem phim khi chưa hoàn thành bài vở.
5. Đoạn văn đã thể hiện tình cảm của anh bộ đội đối với quê hương tắt tha thiết và sâu đậm. Tình cảm ấy đã làm anh bộ đội yêu quê hương mãnh liệt, gắn bó với quê hương. Dù sống ở đâu, dù quê hương có nghèo nàn, mảnh đất quê hương có cằn cõi hơn nơi khác, nhưng anh vẫn yêu quê hương của mình. Anh không muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.
6. Gợi ý:
Viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh sinh hoạt. Nội dung bài viết cần nêu được:
- Những nét nổi bật về hình ảnh và âm thanh của quang cảnh giờ tan trường (cảnh học sinh ra về, cảnh phụ huynh đón con em, những người qua lại phin ngoài cổng trường, cảnh sau giờ tan trường...)
- Bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước quang cảnh trường em lúc tan học
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết đúng chính tả và ngữ pháp, trình bày sạch sẽ.
Bài tham khảo
Nắng chiều đã nhạt. Chỉ còn những tia nắng rải nhẹ trên ngọn cây, mái ngói. Một hồi trông vang lên báo hiệu giờ tan học. Học sinh các lớp lần lượt kéo về.
Trên các hành lang, học sinh đi từng hàng một ra sân, rồi ra cổng. Cổng trường đang vắng lặng bỗng trở nên chật chội và ồn ã. Hai cánh cửa của cổng chính và cổng phụ được mở toang ra. Nhà xe ngoài cổng cũng rộn ràng học trò đến dắt xe. Tiếng nói chuyện râm ran, tiếng gọi nhau í ới. Bạn dắt xe, bạn mang cặp trên lưng hối hả ra cổng. Bạn thì tươi tỉnh, phấn chấn vì được điểm cao. Có bạn thì vẻ mặt buồn xo vì bị điểm kém.
Ngoài cổng trường, phụ huynh đứng đợi con em. Ai nấy đều nhìn đàm đàm về phía cổng. Các em học sinh, thì mắt nhìn quanh, có người khoe với bố mẹ: “Hôm nay con được điểm mười”, “Hôm nay con được cô giáo khen”... Tiếng cười, nói. Tiếng còi píp! píp! Tiếng xe nổ... Tất cả như một bản hòa tấu, sôi động. Làn gió mát rượi thổi đến, những chiếc lá bàng lắc lư như vẫy chào mọi người. Trời trong xanh, thoáng đãng, cổng trường vẫn rộng mở như dang rộng vòng tay ôm ấp chúng em.
Mười phút trôi qua, thầy cô giáo lần lượt ra về, trả lại cho sân trường bầu không khí tĩnh lặng. Sân trường, hành lang và ngoài cổng đã vãn người. Lúc này, mái trường chỉ còn lại bác bảo vệ cần mẫn, thân quen.
Buổi tan học diễn ra thật náo nhiệt và nhanh chóng. Chúng em ra về với mái ấm gia đình trong niềm hân hoan phấn chấn. Hình ảnh ngôi trường với bao ước vọng luôn in mãi trong em.