Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
1. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?
Trả lời:
Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
2. Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Trả lời:
Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
3. Các bạn nhỏ đã làm gì :
a) Để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô ?
Trả lời:
Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi đến cho Xa-xa-cô hàng nghìn con sếu.
b) Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình ?
Trả lời:
Khi Xa-xa-cô chết các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
4. Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô ?
Trả lời:
Học sinh có thể tự nói lên suy nghĩ của mình.
* Gợi ý: Tôi căm ghét chiến tranh / cái chết của bạn làm cho chúng tôi hiểu rõ về sự tàn bạo của chiến tranh / cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bỉnh, bảo vệ hòa binh trên trái đất ...
Chính tả
1. Nghe - viết :
Anh hộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.
Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
Theo NHƯ KIM
2. Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần. Cho biết các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo.
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
Trả lời:
Tiếng |
Vần |
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
nghĩa |
… |
ia |
… |
chiến |
… |
iê |
n |
*Giống nhau:
- Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
- Có hay không có âm cuối ? tiếng “chiến” có âm cuối, tiếng “nghĩa” không có âm cuối.
* Khác nhau:
- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào ?
+ Tiếng “chiến” dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi),
+ Tiếng “nghĩa” dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
3. Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên :
Trả lời:
- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA
I. Nhận xét :
1. So sánh nghĩa của các từ in đậm :
Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong đội quân Pháp xâm lược Việt Nam.. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt, là Phan Lăng. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
Trả lời:
- Phi nghĩa : trái với đạo nghĩa
Ví dụ : của phi nghĩa, cuộc chiến tranh phi nghĩa
+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, đi ngược với đạo lý làm người, không được những người có lương tâm ủng hộ.
- Chính nghĩa : điều chính đáng, cao cả, hợp đạo lí
Ví dụ : chính nghĩa thắng phi nghĩa, bảo vệ chính nghĩa
+ Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
- Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
2. Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau :
Chết vinh hơn sống nhục
Trả lời:
Chết / sống, vinh / nhục
+ vinh : được kính trọng, đánh giá cao
+ nhục : xấu hổ vì bị khinh bỉ
3. Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta ?
Trả lời:
Cách dùng từ trái nghĩa như trên tạo ra hai vế tương phản nhau, có tác dụng rất lớn trong việc làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam ta, thà chết đi mà được trọng, đề cao, để lại tiếng thơm cho muôn đời còn hơn sống mà bị người đời cười chê, khinh bỉ.
II. Luyện tập
1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây :
a) Gạn đục khơi trong.
Trả lời:
Gạn đục khơi trong
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Trả lời:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Trả lời:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau :
a) Hẹp nhà □ bụng.
Trả lời:
Hẹp nhà rộng bụng.
b) Xấu người □ nết.
Trả lời:
Xấu người xấu nết.
c) Trên kính □ nhường.
Trả lời:
Trên kính dưới nhường.
3. Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
a) Hòa bình
Trả lời:
Chiến tranh, xung đột
b) Thương yêu
Trả lời:
Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch
c) Đoàn kết
Trả lời:
- Chia rẽ, xung khắc
d) Giữ gìn
Trả lời:
Phá hoại, tàn phá, phá hủy
4. Đặt hai câu để phân biệt mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm được :
Trả lời:
- Chúng em ai cũng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- Hãy sống thương yêu lẫn nhau, đừng nên phân biệt đối xử và ghét bỏ bạn bè.
- Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại hãy cùng nhau giữ gìn, đừng nên phá hủy môi trường.
Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
(Phim tài liệu)
Đạo diễn : TRẦN VĂN THỦY
1. Dựa vào lời kề của cô giáo (thầy giáo) và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh dưới đây, hãy kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”
Trả lời:
1. Tại tỉnh Quảng Ngãi, bên dòng sông Trà Khúc, Mai-cơ - một cựu lính Mỹ mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai - mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, huỷ diệt ...
2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này : thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt trong ít phút có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ ....
3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có mười người may mắn sống sót nhờ có người phi công có lương tâm. Ba người đó Tôm- xơn, Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống, họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu. Một đại úy Mĩ chạy tới, nhưng thay vì cứu cô bé, hắn bắn chết cô. Thấy một tốp lính Mĩ đang cầm súng rượt đuổi người dân, Tôm-xơn bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bọn lính, ra lệnh cho xạ thủ súng máy chĩa súng về phía chúng, nói với chúng anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.
Trên đường đi, anh còn cứu được một bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
4. Trong cuộc thảm sát đó, ngoài ba người lĩnh Mĩ có lương tâm trên còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ án ra ánh sáng, những bức ảnh mà anh chụp và công bố là bằng chứng quan trọng buộc tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử. .
5. Mai-cơ đã thực hiện đước ý nguyện của mình, tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất của anh đã vang lên ở Mỹ Lai. Trở về Mỹ Lai lần này anh còn gặp được những người mà anh cùng những người đồng đội có lương tâm của mình cứu thoát.
2. Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện :
Trả lời:
Học sinh có thể thảo luận, trao đổi với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện :
* Gợi ý :
- Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ? cho bạn suy nghĩ gì ?
- Câu chuyện đã để lại cho bạn suy nghĩ gì ?
Tập đọc
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
1. Hình ảnh trái đất có gì đẹp :
Trả lời:
Trái đất như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
2. Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì ?
Trả lời:
Mỗi một màu hoa có màu sắc, mùi hương và vẻ đẹp khác nhau nhưng loài hoa nào cúng quý củng thơm. Cũng như mọi trẻ em trèn thế giới, dù khác màu da, dù là người da đen, da vàng hay da trắng đều bình đẵng như nhau, đều đáng quý, đáng yêu.
3. Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
Trả lời:
Chúng ta phải đồng sức đồng lòng với nhau giữ hòa bỉnh cho trái đất, bằng cách kêu gọi chấm dứt chiến tranh, chống hủy diệt ... Loài người hãy bắt tay nhau, chung sống trong hòa bình. Vì chỉ có hòa bỉnh, tiếng hát tiếng cười mới mang lại binh yên thực sự cho trái đất.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1. Từ những điều đã quan sát được về trường em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường.
Lưu ý
- Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (một buổi sáng hay buổi chiều, vào mùa hè hay mùa đông,...). Cũng có thê tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (từ sáng đến chiều, từ mùa xuân tới mùa đông,...).
- Bình thường, nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong,... Tuy nhiên, cũng có thể tả theo thứ tự ngược lại (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài,...).
- Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Có thể tả các hoạt động này, nhưng chỉ nên tả lướt qua để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Hướng dẫn:
1. Mở bài: Giới thiệu về trường em
2. Thân bài :
- Tả bao quát ngôi trường
+ Hỉnh dạng
+ Màu ngói, màu tường
- Sân trường:
+ Cột cờ, cây cối, ghế đá.
- Hoạt động vào giờ ra chơi
- Hoạt động vào giờ chào cờ
- Hoạt động vào giờ học
+ Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ...)
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn, chăm sóc cây trong vườn.
3. Kết bài: Em rất tự hào về trường em.
- Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
- Mời các bạn ghé thăm trường em.
2. Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên :
Hướng dẫn:
2. Mỗi sớm mai, vào lúc 6 giờ kém 15 phút, em thức dậy, làm vệ sinh buổi sáng, tập thể dục, ăn sáng rồi theo mẹ đến trường. Trường em mang tên : Trường Tiểu học Kim Đồng. Em rất yêu quý ngôi trường của mình.
Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật, ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, mặt trước quay ra sân, điểm trèn đó là màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen kẽ là các ô cửa kính màu nâu sậm.
Qua chiếc cổng sắt bên trên có dòng chữ : Trường Tiểu học Kim Đồng là vào đến sân trường được tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cây cột cờ vươn cao, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa mát rượi, mỗi gốc cây đều được quét vôi trắng xóa và được xây một hàng rào nhỏ bao quanh, dưới mỗi gốc cây đặt một chiếc ghế đá. Nơi đây mỗi sáng thứ hai chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.
Ba dãy nhà lớn, nhìn thật, khang trang, Các phòng học đều được trang trí như nhau : trước của lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học, trong phòng, phía trên tấm bảng đen là dòng chữ : “Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Phía góc lớp, ngay cửa ra vào trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm diều Bác Hồ dạy. Ngay chinh giữa bức tường phía trên là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.
Sau khu lớp học là khu vườn trường, có rất nhiều loại cây, do chính tay chung em trống và chăm sóc. Ở giữa khu vườn là khu vui chơi với cầu trượt, bập bênh đu quay
Vào giờ học sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hang cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài .... Vậy mà khi giờ chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ sàng ngồi to nhỏ với nhau, vài nhóm bạn khác thì chơi đuổi bắt, đá cầu...
Em rất yêu quý và tự hào về ngôi trường em, mỗi ngày em đều mong muốn trường mình to đẹp hơn, khang trang hơn. Mỗi lần gặp bạn em, em đều kể cho các bạn nghe về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi các bạn đến các bạn củng sẽ yêu mến ngói trường như em vậy.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỂ TỪ TRÁI NGHĨA
1. Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau :
a) Ăn ít ngon nhiều.
Trả lời:
Ăn ít ngon nhiều
b) Ba chìm bảy nổi.
Trả lời:
Ba chìm bảy nổi
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
Trả lời:
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.
Trả lời:
Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.
2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm :
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí □
Trả lời:
Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn
b) Trẻ □ cùng đi đánh giặc
Trả lời:
Trẻ già cùng đi đánh giặc
c) □ trên đoàn kết một lòng.
Trả lời:
Dưới trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn □ mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
Trả lời:
Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.
3. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống :
a) Việc □ nghĩa lớn
Trả lời:
Việc nhỏ nghĩa lớn
b) Áo rách khéo vá, hơn lành □ may
Trả lời:
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may
c) Thức □ dậy sớm.
Trả lời:
Thức khuya dậy sớm.
4. Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a) Tả hình dáng
Trả lời:
M : cao – thấp, cao - lùn, to tướng - bé tẹo, mập - gầy, mũm mĩm - tong teo, múp míp - hom hem
b) Tả hành động
Trả lời:
M : khóc - cười, nằm - ngồi, đứng - ngồi, lên - xuống, vào - ra
c) Tả trạng thái
Trả lời:
M : buồn - vui, sướng - khổ, hạnh phúc - khổ đau, lạc quan - bi quan, phấn chấn - ỉu xìu
d) Tả phẩm chất
Trả lời:
M : tốt - xấu, hiền - dữ, ngoan - hư, khiêm tốn - tự kiêu, trung thành - phản bội, tế nhị - thô lỗ
5. Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
Trả lời:
a. Con chó Vàng nhà em béo múp míp còn con mèo thì thật hom hem.
b. Đợi mẹ đi chợ về, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.
c. Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.
d. Hãy nên khiếm tốn, đừng nên tự kiêu.
Tập làm văn
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
1. Tả một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
2. Tả một cơn mưa.
3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
Hướng dẫn đề 3: Tả ngôi nhà của em
- Mở bài : Giới thiệu ngôi nhà em.
- Thân, bài :
+ Tả hỉnh dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà
• Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ)
+ Màu ngói, màu tường.
+ Bên trong các phòng:
• Vị trí từng phòng.
• Cách trang trí từng phòng.
• Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.
+ Vườn nhà:
• Cây cỏ trong vườn.
+ Ngoài phòng mình ra em yêu nhất căn phòng nào, vì sao ?
+ Hoạt động của gia đình.
- Kết bài :
+ Em rất yêu quý ngôi nhà của mình.
+ Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.
Bài làm:
"Ngôi nhà" ôi hai tiếng gọi sao mà thân thương đến vậy! Ngôi nhà - nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong những câu hát ru êm ái của mẹ và được âu yếm trong vòng tay ấm áp với những câu chuyện cổ tích lý thú của bà. Ngôi nhà - nơi đã ôm ấp bao niềm vui nỗi buồn của từng thành viên trong gia đình tôi. Cũng chính tại ngôi nhà thân thương ấy đã nâng bước tôi trưởng thành đến với bến bờ thành công chói lọi. Nơi ấy mọi vẻ đẹp đã quá đỗi thân thương đối với tôi...
Ngôi nhà ấy cũng bình thường như bao ngôi nhà khác nhưng trong mắt tôi nó là một mái ấm hạnh phúc nhất.
Từ xa nhìn lại, ngôi nhà hiện lên với mái ngói đỏ tươi. Lại gần, ngôi nhà khoác trên mình chiếc áo màu vàng chanh pha lẫn màu trắng sữa với những nét hoa văn. Đó là căn nhà nằm trên địa phận của con đường 308, cách trường tôi không xa lắm. Nó được xây cách đây hơn 4 năm rồi.
Tuy phải trải qua nhiều mưa nắng nhưng ngôi nhà vẫn còn tuyệt lắm bởi bố mẹ tôi đã tu sửa lại phần nào cho nó. Căn nhà không rộng lắm nhưng cũng đầy đủ tiện nghi. Cánh cửa chính ra vào là cánh cửa xếp được sơn màu xanh trông thật lịch lãm. Bên trong lại là cửa kính lúc nào cũng bóng nhoáng bởi chị em tôi rất chăm chỉ lau chùi.
Ngôi nhà thân thương ấy được xây bằng gạch vữa rất bền bỉ và vững chắc. Nó là loại nhà hai tầng. Đi qua hai loại cửa chính là phòng khách, phòng này được bố mẹ tôi để mắt đến nhiều nhất nên cánh bầy bố và trang trí rất gọn gàng, sang trọng. Bên này là chiếc ghế sofa nâu, bên kia là chiếc ti vi to đặc biệt là trên bàn uống nước lúc nào mẹ tôi cũng đặt một lọ hoa nhỏ để tạo cho ngôi nhà có một sức sống mãnh liệt làm cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn. Căn phòng này cũng chính là nơi để tiếp khách và là nơi xum họp gia đình sau mỗi bữa cơm chiều. Tiếp đến là phòng ngủ của bố mẹ tôi.
Ngay cạnh đó là phòng bếp, đây cũng là nơi mẹ và chị tôi trổ tài nội trợ. Theo hành lang dẫn đến cầu thang lên tầng hai là cả một không gian yên tĩnh dành riêng cho hai chị em tôi . Bên này là góc học tập cũng chính là nơi để thờ kính tổ tiên của gia đình tôi. Căn phòng này được trang trí bằng những bức tranh phong cảnh như tôn thêm vẻ sang trọng lịch lãm cho ngôi nhà hơn. Kia là bức tranh về một buổi hoàng hôn trên biển, phía đối diện là bức tranh bức tranh bình minh trên núi rừng...
Bước ra khỏi phòng khách là căn phòng của hai chị em tôi. Bố mẹ tôi trang trí cho nó bằng một mầu xanh nổi bật hơn những căn phòng khác bởi màu xanh tươi mát được bao chùm tại nơi đây. Mỗi khi đi học về cảm thấy mệt mỏi thì chỉ cần bước chân vào đây là có thể cảm nhận như có một sức sống đang dâng trào. Đằng sau tầng hai là nơi diễn ra những hoạt động bổ ích cho gia đình tôi như là trồng những luống rau muống sạch phục vụ cho mỗi bữa ăn.
Còn nhớ mỗi khi buồn tôi lại chạy ra đây để khóc một mình. Nhìn những luống rau xanh tươi dung dinh trong gió một cách thanh thản nó như an ủi tôi cô bạn xinh xắn đừng khóc, hãy tươi vui lên vì cuộc sống của chúng ta đã vốn dĩ rất tươi đẹp. Chỉ cần chúng ta nghĩ về nó theo một chiều hướng tốt thì nó sẽ lập tức tươi đẹp hơn.
Tôi rất yêu quý nơi này bởi nó đã gắn bó với tôi từ thuở thơ ấu và biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp đẽ. Dù mai này có phải xa quê hương, xa nơi mà mình đã gắn bó từ nhỏ thì tôi sẽ không bao giờ quên được tổ ấm thân thương, ấm áp tình người này.