b.
Trả lời:
báo |
Báo chí, báo cáo, quả báo, con báo |
báo |
báu vật, ngôi báu, quý báu, châu báu |
cao |
cao đẳng, cao nguyên, cao siêu, cao tay, cao niên |
cau |
cây cau, trái cau, trầu cau, cau có, cau mày |
lao |
lao động, lao tâm, lao công, phóng lao, lao đao |
lau |
lau nhà, lau sậy, lau lách, lau chùi |
Mào |
mào gà, chào mào, mào đầu |
màu |
màu đỏ, bút màu, tô màu, màu mỡ, hoa màu |
3. Điền tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu tin sau. Biết rằng :
(1) Chứa tiếng có vần ao hoặc au.
(2) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.
Trả lời:
Nhà môi trường 18 tuổi
Người dân hòn (1)
đảo Ha-oai rất tự (2)
hào về bãi biển Cu-a-loa vì vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên ở đây. Nhưng đã có một (1)
dạo môi trường ven biển bị đe dọa trầm (2)
trọng do nguồn rác từ các (1)
tàu đánh cá, những vỉa san hô chết, cá, rùa bị mắc bẫy,.... tấp (1)
vào bờ. (2)
Trước tình hình đó, một cô gái tên là Na-ka-mu-ra, 18 tuổi, đã thành lập nhóm Hành động vì môi (2)
trường gồm 60 thành viên. Họ đã giăng những tấm lưới khổng lồ ngăn rác tấp (1)
vào bờ. Tháng 3 năm 2000, chỉ trong 8 ngày nghỉ cuối tuần, 7 xe rác khổng lồ đã được (2)
chở đi, (2)
trả lại vẻ đẹp cho bãi biển.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
1. Danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn là:
Trả lời:
- Danh từ riêng : Nguyên
- 3 danh từ chung : chị gái, tiếng đàn, mùa xuân.
2. Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
Trả lời:
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ: Võ Thị Sáu, Cửu Long...
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Ví dụ : Pa-ri, Vich-to-Huy-gô....
- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa Giống như cách viết tên riêng Việt Nam.
Ví dụ : Lý Bạch, Bắc Kinh, Quách Mạt Nhược.
3. Viết lại các đại từ xưng hô có trong đoạn văn ở bài tập 1:
Trả lời:
- Chị, em, tôi, chúng tôi.
4. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1 :
a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì. ?
Trả lời:
1. Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn nghào.
2. Tôi (đại từ) nhìn em cười trong hàng nước mắt kéo vệt trên má.
b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào ?
Trả lời:
Một năm mới (cụm danh từ) bắt đầu.
c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì ?
Trả lời:
1. Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!
2. Chị (đại từ gốc danh từ) sẽ là chị của em mãi mãi.
d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì ?
Trả lời:
1. Chị là chị gái của em nhé!
2. Chị là chị của em mãi mãi (danh từ làm vị ngữ - từ chị trong hai câu trên - phải đứng sau từ là).
Kể chuyện
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Trả lời:
Tranh 1. Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.
Tranh 2. Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã chế ra có tác dụng ở loài vật nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.
Tranh 3. Ngày hôm sau Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.
Tranh 4. Pa-xtơ tiêm mũi tiêm cuối cùng. Ông lo lắng vô cùng, phải mất bảy ngày chờ đợi.
Tranh 5. Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, bình yên.
Tranh 6. Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí ngiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ, viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
1. Ngày 6/7/1885, chú bé, Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
Giô-dép bị mười bốn vết cắn ở tay, em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào. Cuộc sống của em giờ đây như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, lòng Pa-xtơ ... Ông xúc động khi nghĩ đến một ngày kia, cậu bé thương sẽ lên cơn điên dại, co giật, nghẹt thở, lịm dần rồi chết.
2. Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt trầm ngâm
“có thể làm gì cho cậu bé” câu hỏi đó cứ văng vẳng bên tai. Vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra thí nghiệm có kết quả trên loài vật nhưng ông chưa thí nghiệm trên cơ thể người bao giờ. Ông không nỡ lấy cậu bé làm thí nghiệm. Nhỡ có chuyện gì thì sao? Nhưng nếu không thử, nguy cơ cậu bé chết là rất cao.
3. Ngày hôm sau, Pa-xtơ đi đến quyết định : Phải tiêm vắc-xin mới có hy vọng cứu bé. Ngày 7-7-1885 một vài giọt vắc-xin chống dại được tiêm vào dưới bụng Giô-dép. Những ngày sau, Pa-xtơ cho tiêm vắc xin có độc tính tăng dần. Chín ngày chờ đợi dài như chín tháng.
4. Người ta tiêm cho em bé liều thuốc cuối cùng lại thêm bảy ngày chờ đợi nữa. Nhiều đêm Pa-xtơ không chớp mắt, mặc dù chân trái bị liệt, ông vẫn một mình chống gậy xuống cầu thang đi thăm em bé.
Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh. Tai họa đã qua, đêm thứ tám, Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.
5. Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ chống dại đầu tiên trên thế giới.
3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Tập đọc
HẠT GẠO LÀNG TA
1. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì ?
Trả lời:
Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa của con sông quê hương, có hương thơm của sen, có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.
2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ?
Trả lời:
Có những giọt mồ hôi rơi trên đồng ruộng. Vào những trưa tháng sáu, khí trời khắc nghiệt cá tôm còn chịu không được nhưng người nông dân vẫn phải cấy dưới ruộng ... Biết bao vất vả trong ngày mưa, ngày bão thấm vào từng hạt gạo ...
3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo ?
Trả lời:
Tuổi nhỏ đã gắng hết sức của mình để làm ra hạt gạo. Các bạn chống hạn
“vục mẻ miệng gầu” các bạn bắt sâu
“lúa cao rát mặt” các bạn gánh phân bón cho lúa
“quang trành quết đất”. Vất vả vô cùng, thể hiện sự nỗ lực và tấm lòng của các bạn đối với què hương đất nước.
4. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
Trả lời:
Hạt gạo được làm ra từ hết bao mồ hôi và công sức của người nông dân, được trồng được cầy, được lớn lên từ mảnh đất quê hương, được tưới bằng sông quê nhà. Từ đây hạt gạo được gửi ra tiền tuyến nuôi quân đánh giặc, đẩy lui kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, hạt gạo được gửi đi khắp mọi miền. Hạt gạo tuy nhỏ bé nhưng có được nó vất vả biết bao và nó làm nên bao việc có ích cho con người.
Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I. Nhận xét :
1. Đọc BIÊN BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐỘI (Sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 140-141).
Đọc giọng to, rõ ràng.
2. Trả lời câu hỏi :
a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?
Trả lời:
Để ghi nhớ sự việc đã xảy ra, ghi nhớ ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất ... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn ?
Trả lời:
- Giống : Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác : Biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi), thời gian địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
Biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch và thư kí) không có lời cảm ơn như đơn.
c) Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.
Trả lời:
Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ tọa, thư kí, nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp) chữ kí của thư kí và chủ tịch.
II. Luyện tập :
1. Trường hợp cần ghi biên bản :
Trả lời:
a) Đại hội liên đội
Ví cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử.
c) Bàn giao tài sản.
Ví ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
e) Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
Vì cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
g) Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Vì cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
2. Hãy đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1.
Trả lời:
- Biên bản đại hội chi đội.
- Biên bản bàn giao tài sản.
- Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
- Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
1. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở dưới :
Trả lời: