Tuần 9
Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
1. Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì ?
Trả lời:
Theo Hùng, cái quý nhất là lúa gạo.
Theo Quý, cái quý nhất trên đời là vàng.
Theo Nam, cái quý nhất trên đời là thì giờ.
2. Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
Trả lời:
Hùng : Không ai sống được mà không cần ăn.
Quý : Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam : Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
3. Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất ?
Trả lời:
Vì thầy giáo cho rằng : Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
4. Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do tại sao em chọn tên gọi đó.
Trả lời:
- Có thể đặt tên là : “Con người là quý nhất” vì cuộc tranh luận cuối cùng đưa ra kết luận đó : con người - người lao động là đáng quý nhất.
- Cũng có thể đặt tên là “Ai là người có lí” vì mỗi bạn nhỏ, trong cuộc tranh luận của mình đều đưa ra những lí lẽ hết sức thú vị.
Chính tả
1. Nhớ - viết : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (cả bài)
2. a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :
M : la hét / nết na
Trả lời:
La |
la la lối, con la, la bàn. |
Na |
na quả na, nu na nu nống, na ná giông nhau. |
Lẻ |
lẻ loi, tiền lẻ, lẻ tẻ. |
Nẻ |
nẻ nứt nẻ, nẻ mặt, nẻ toác. |
Lo |
lo lắng, lo nghĩ, lo sợ |
No |
ăn no, no nê, ngủ no mắt |
Lở |
đốt lở, lở loét, miệng ăn núi lở |
Nở |
bột nở, nở hoa, nở mày nở mặt. |
b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó :
M : lan man / mang vác.
Trả lời:
man |
Miên man, khai man |
mang |
Mang vác, con mang |
vần |
Vần thơ, vần đá |
vầng |
Vầng trăng, vầng trán |
buôn |
Buôn bán, buôn làng |
buông |
Buông màn, buông xuôi |
vươn |
Vươn lên, vươn người |
vương |
Vương vấn, vương tơ |
3. Tìm và viết lại các từ láy:
a) Từ láy âm đầu l :
Trả lời:
lúng liếng, lập lòe, la lối, lạ lẫm lạc lõng, lam lủ, lóng lánh, lung linh, lảnh lót, lạnh lẽo, lấm láp.
b) Từ láy vần có âm cuối ng:
Trả lời:
lang thang, loáng thoáng, lõng bông, lông bông, leng keng, bùng nhùng, lúng túng, chang chang, văng vẳng, loạng choạng.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
1. Đọc mẩu chuyện sau : Bầu trời mùa thu (Học sinh tự làm)
2. Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện nêu trên. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh ? những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hóa ?
Trả lời:
Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh |
- Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao |
Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hóa |
- Được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng; buồn bã; trầm ngâm nhớ tiếng hát của bầy chim sơn ca; ghé sát mặt đất; cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. |
Những từ ngữ khác |
- Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa; xanh biếc; cao hơn. |
3. Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
Mặt trời đã đứng bóng. Mặt hồ phẳng như chiếc gương soi. Từng đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống lòng nước xanh thẳm, tạo nên một màu xanh huyền ảo. Hai hàng cây ven hồ cũng lặng im, trầm ngâm soi mình nơi bóng nước. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay ngang qua, cất tiếng gọi nhau lanh lảnh như muốn xé toang cả không gian yên tĩnh. Chừng như chị gió bị tiếng hát của đàn chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây, từng gợn sóng nhỏ lăn tăn ánh lên dưới ánh mặt trời.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài : Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
Bài làm:
Mùa hè năm ngoái, mẹ cho em đi du lịch ở Huế. Đó là một chuyên đi đầy thú vị. Đêm hôm trước, mẹ dặn em đi ngủ sớm để bốn giờ sáng mai khởi hành. Suốt đêm, em thao thức về chuyến đi xa của mình. Mãi gần sáng, em mới chợp mắt được một lúc. Đúng bốn giờ, mẹ đã gọi dậy chuẩn bị. Năm giờ, xe bắt đầu chuyển bánh, bố em còn nắm tay dặn :
- Hải đi cho khỏe và về kể lại cho bố nghe nhé !
- Vâng thưa bố con nhớ ạ !
Xe đưa cả đoàn lướt bon bon trên đường quốc lộ. Xe đi qua cánh đồng lúa Tuy Hòa cò bay thẳng cánh, qua rừng dừa Tam Quan bạt ngàn rồi bắt đầu vượt đèo. Mẹ em bảo đó là đèo Hải Vân. Xe leo mải, leo mãi tới đỉnh đèo. Trước mắt em là một vùng trời biển rộng mênh mông bát ngát. Xuống đèo là đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Xe vẫn lao vun vút, mãi gần mười giờ đêm xe mới đến thành phố Huế. Thành phố gần chìm trong giấc ngủ. Xe qua cầu Tràng Tiền bắc trên dòng sông Hương. Hai bên bờ đèn sáng mờ ảo, lung linh. Cả đoàn nghỉ ở khách sạn Hương Giang. Đi suốt ngày mệt quá nên vừa nằm lên giường em đã ngủ chẳng còn biết trời đất gì nữa.
Sáng hôm sau, mẹ cùng các cô cho em đi thăm Cố Đô. Theo chỉ dẫn của cô hướng dẫn viên, em vào Đại Nội. Cảnh nào ở đây cũng khiến em ngạc nhiên. Đây là những khẩu đại bác bằng đồng. Nơi kia là những đính đồng to tướng nặng hàng tấn, rồi bàn thờ các ngai vàng của các vua nhà Nguyễn. Sau đó, cả đoàn xuống thuyền, ngược dòng sông Hương đi thăm khu lăng tẩm vua Tự Đức. Lăng Tự Đức êm đềm như vườn tược Huế. Rồi lên ô tô, xuôi dòng về thăm lăng Khải Định. Lăng Khải Định không đồ sộ nhưng lộng lẫy. Em phải trèo hàng trăm bậc đá mới vào đến lăng. Một tòa nhà hiện ra làm em choáng ngợp bởi những đường nét hoa văn múa lượn, những màu sắc sặc sỡ. Tất cả đều được ghép bằng những mảnh sứ. Vào sâu hơn nưa là tượng vua Khải Định đúc bằng đồng to lớn và bệ vệ.
Ngày hôm sau, em về thăm thôn Vĩ Dạ. Phong cảnh ở đây rất thanh bình của một vùng quê yên ả. Cô hướng dẫn viên cho biết, nơi đây đã đi vào văn chương Việt Nam với bài thơ nổi tiếng Dây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Em còn được thưởng thức món đặc sản cơm hến và chè bắp rất dân dã. Buổi chiều, mẹ cho em đi chợ Đông Ba. Bây giờ, em mới có dịp ngắm thành phố Huế. Quả là “Huế đẹp, Huế mơ” như nhiều người đã từng ca ngợi, vẻ đẹp trầm tĩnh lạ thường. Vào đến chợ, em hoa cả mắt vì sự phong phú của hàng hóa. Mẹ em chỉ mua những đặc sản như hạt sen, mè xửng, nón bài thơ ... về làm quà cho gia đình.
Thế là kết thúc ngày thứ hai. Tối hôm đó, em được ngồi thuyền rồng trên dòng sông Hương. Hai bên bờ sông, đèn điện như sao ẩn hiện. Dòng sông lấp lánh dát vàng. Con thuyền từ từ trôi theo giọng hò của các ca sĩ.
Đó là một chuyên đi đầy thú vị chẳng bao giờ em có thể quên được. Đất nước ta còn nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hơn nữa. Nào vịnh Hạ Long, động Phong Nha, biển Nha Trang ... Em mong ước mình sẽ được đi thăm những nơi như thế để thêm yêu đất nước quê hương.
Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU
1. Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
Trả lời:
Mưa ở Cà Mau đến rồi đi bất ngờ : sớm nắng chiểu mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phủ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nỗi cơn dông.
2. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
Trả lời:
- Cây cối : Cây cối trên đất Cà Mau phải mọc thành chùm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mủi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- Nhà cửa : Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bàng thân cây đước.
3. Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
Trả lời:
Họ thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.
4. Bài văn trên có mấy đoạn ? Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn.
Trả lời:
- Bài văn trên có 3 đoạn :
+ Đoạn 1: từ đầu - cơn dông.
Đặt tên - Mưa ở Cà Mau.
+ Đoạn 2 : Cà Mau đất xốp ... trên cầu bàng thân cây đước.
Đặt tên :
- Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
- Cảnh vật Cà Mau.
+ Đoạn 3 : đoạn còn lại.
Đặt tên :
- Người Cà Mau.
- Người Cà Mau thông minh và giàu nghị lực.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
1. Đọc lại bài Cái gì quý nhất ? sau đó nêu nhận xét :
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề : Cái gì quý nhất trên đời.
b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến :
Trả lời:
a)
Ý kiến của mỗi bạn |
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ |
Quý nhất là lúa gạo |
- Không ăn thì không sống được. |
Vàng bạc quý nhất |
- Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc. |
Thời gian là quý nhất |
- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. |
c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì ? Thầy đã lập luận như thế nào ? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào ?
Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận điều gì? |
- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất. |
Thầy lập luận như thế nào? |
- Lúa gạo, vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ củng trôi qua một cách vô vị. |
Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? |
- Thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.
+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam + Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): “Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ ?” Rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh. |
2. Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý, Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.
(Học sinh tự đóng vai)
3. a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều gì ?
Trả lời:
Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có:
- Phải có hiểu biểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
Hãy sắp xếp những điều kiện đã lựa chọn theo trình tự hợp lí :
- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã và tôn trọng ý kiến của người đối thoại biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu ý kiến đúng, tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác.
Luyện từ và câu
ĐẠI TỪ
I - Nhận xét :
1. Các từ in đậm dưới đây dùng làm gì ?
Trả lời:
- Ở đoạn a) các từ in đậm dùng để xưng hô.
- Ở đoạn b) “nó” dùng để chỉ chích bông, dùng để xưng hô. Nó tránh được hiện tượng lặp từ trong câu.
2. Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng các từ nêu ở bài tập 1.
Trả lời:
Cách dùng những từ in đậm trên cũng giống cách dùng các từ ở bài tập 1. nó cũng được dừng để thay thế cho những từ khác nhằm tránh hiện tượng lặp từ. (từ vậy thay cho từ thích, từ thế thay cho từ quý).
II. Luyện tập :
1. Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ:
Trả lời:
- Dùng để chỉ Bác Hồ
Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Trả lời:
- Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính đối với bác
2. Những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
- Cái cò, cái vạc, cái nông.
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?
- Không không, tôi đứng trên bờ.
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi.
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Trả lời:
- Cái cò, cái vạc, cái nông.
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?
- Không không, tôi đứng trên bờ.
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi.
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
3. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
1. Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn :
Trả lời:
Nhân vật |
Ý kiến |
Mở rộng lí lẽ, dẫn chứng |
Đất |
Cây cần đất nhất |
Đất có chất màu để nuôi cây, là nơi để cây sống. Nhổ cây ra khỏi đất, không có chất màu của đất cây sẽ chết. |
Nước |
Cây cần nước nhất |
Nước vận chuyển chất màu đi khắp các bộ phận của cây, có nước đất mới tơi xốp. Khi trời hạn hán thì dù có đất cây cũng héo khô và sẽ chết. Đất cũng sẽ nứt nẻ. |
Không khí |
Cây cần không khí nhất |
Cây không thể sống mà không cần đến không khí. Có thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay. |
Ánh sáng |
Cây cần ánh sáng nhất |
Ánh sáng là điều kiện để duy trì màu xanh cho cây. Cây không thể nào sống mà thiếu Ánh sáng. Thiếu ánh sáng thậm chí đến con người cũng ốm yếu gầy mòn. |
2. Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau :
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?
Trả lời:
- Trong cuộc sống của chúng ta, ánh sáng là thứ rất cần thiết. Ánh sáng mặt trời chiếu soi vào ban ngày giúp cho ta hoạt động, học tập, làm việc .... một cách thoải mái. Nhưng đêm về, khi màn đêm bao phủ, chúng ta cần có ánh sáng để tiếp tục sinh hoạt. Vì vậy, cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Đèn giúp ta soi sáng rõ hơn giúp ta có thể đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy vậy đèn cũng không tự kiêu vì đèn ra trước gió, (đèn dầu) sẽ tắt, và nếu là đèn điện thì cũng có lúc mất điện. Hơn nữa, cả đèn dầu và đèn điện đều chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn sáng tự nhiên. Trăng có thể tỏa sáng của mình đi khắp nơi, trăng không sợ gió. Trăng là nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ cho bao nhạc sĩ, họa sĩ làm nên những tác phẩm bất tuyệt cho đời. Thế nhưng trăng cũng không thể tự kiêu vì trăng cũng có lúc mờ, lúc tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc. Bởi vậy cả trăng lẫn đèn đều cần thiết đối với con người.