Tập đọc
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
1. Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
Trả lời:
Cô công chúa nhỏ bị bệnh nặng và cô nói nếu có được mặt trăng thỉ sẽ khỏi ốm ngay.
2. Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của cô công chúa?
Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
3. Cách nghĩ của chú hề có gì khác so với các vị đại thần và các nhà khoa học?
Trả lời:
Chú hề không nghĩ như các nhà khoa học. Theo chú, công chúa nghĩ về mặt trăng không giống như người lớn nghĩ về mặt trăng. Do vậy, khi nhà vua hỏi ỷ kiến của chú, chú nói: “Trước hết, phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã”.
4. Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn.
Trả lời:
Công chúa nghĩ về mặt trăng rất hồn nhiên và ngây thơ, hoàn toàn khác cách nghĩ của người lớn. Theo cô, mặt trăng chỉ lớn hơn móng tay cô một chút vỉ “Khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng thỉ móng tay che gần khuất mặt trăng” và mặt trăng “đôi khi đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ” phòng cô. Đặc biệt, theo cô công chúa nhỏ, mặt trăng được làm bằng vàng.
======================
Chính tả
1. Nghe - viết
Mùa đông trên rẻo cao
Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn xót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
2. a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu l hoặc n.
Cồng chiêng là một □ nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong □ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng □ tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
Trả lời:
Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
b) Điền vào ô trống tiếng có vần ăt hoặc âc
Khúc nhạc đưa mọi người vào □ ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng □ trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan □ và đời thường.
Trả lời:
Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
3. Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống đế hoàn chỉnh các câu văn sau:
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc / giất) mộng (làm / nàm) người, bỗng thấy (xuấc / xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa / nửa) mặt (lất láo / lấc láo / nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc / cất) tiếng khàn khàn hỏi:
- Còn ai thức không đấy?
- Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ (lên / nên) tiếng.
Thế là, bà già (nhấc / nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc / đất). Chàng (lảo / nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc / thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm / nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Trả lời:
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:
- Còn ai thức không đấy?
- Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ lên tiếng.
Thê là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đáo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
======================
Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I - Nhận xét
1. Đọc đoạn văn sau:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá, mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.
2. Tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ:
a) Chỉ hoạt động.
M: đánh trâu ra cày
Trả lời:
đánh trâu ra cày
nhặt cỏ, đốt lá
bắc bếp thổi cơm
ngủ khì
sủa om cả rừng
b) Chỉ người hoặc vật hoạt động.
M: người lớn
Trả lời:
người lớn
các cụ già
mấy chú bé
các bà mẹ
các em bé
lũ chó
3. Đặt câu hỏi:
a) Cho từ ngữ chỉ hoạt động.
M: Người lớn làm gì?
b) Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động.
M: Ai đánh trâu ra cày?
Trả lời:
Câu |
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động |
Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động |
Người lớn đánh trâu ra cày.
Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
Các bà mẹ tra ngô.
Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
Lũ chó sủa om cả rừng. |
Người lớn làm gì?
Các cụ già làm gì?
Mấy chú bé làm gì?
Các bà mẹ làm gì?
Các em bé làm gì?
Lũ chó làm gì? |
M: Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ, đốt lá?
Ai bắc bếp thối cơm?
Ai tra ngô?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ?
Con gì sủa om cả rừng? |
II - Luyện tập
1. Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Trả lời:
a. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
c. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
2. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
a. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi co để quét nhà, quét sân.
CN VN
b. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
CN VN
c. Chị tôi đan nón lá co, lai biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
CN VN
3. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?
Trả lời:
Hằng ngày, em dậy rất sớm. Em ra sân, tập thể dục. Sau đó, em làm vệ sinh cá nhân, kiểm tra lai tân bút để chuẩn bị đến trường. Mẹ em đã chuẩn bị cho em bữa sáng ngon lành. Em cùng ba mẹ ăn sáng. Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.
* Câu kể Ai làm gì?
- Em ra sân, tập thể dục.
- Em làm vệ sinh cá nhân.
- Kiểm tra lai tân bút để chuẩn bị đến trường.
- Mẹ em đã chuẩn bị cho em bữa sáng ngon lành.
- Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.
======================
Kể chuyện
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
1. Dựa vào tranh trang 167 SGK, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể.
Trả lời:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Có lần nhìn thấy gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi có vài giọt nước trà rớt xuống chiếc đĩa thì dù tay của người bưng trà có run đến mấy đi chăng nữa thì chiếc tách vẫn không hề di chuyển. Cô bé thấy được điều đó và rất lấy làm thú vị.
2. Ma-ri-a vào bếp, em nóng lòng làm ngay một thí nghiệm về điều mà mình vừa mới phát hiện được.
3. Lúc đó, anh trai của cô bé đang chạy đi tìm cô vì không thấy em gái đâu. Đi ngang qua nhà bếp, anh trai Ma-ri-a thấy em gái mình đang loay hoay với mấy tách nước bèn trêu em:
- Em định làm bà chủ gia đình chứ không làm nhà khoa học nữa à?
Thấy anh trêu, Ma-ri-a không để ý đến mà đem điều mình vừa phát hiện ra khoe với anh.
4. Anh của Ma-ri-a không tin, hai anh em đang tranh luận sôi nổi thì cha của Ma-ri-a bước vào. Hai anh em cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này.
5. Cha của Ma-ri-ti ôn tồn giải thích với hai con:
- Đó là nhờ có lực ma sát. Lớn lên các con sẽ biết thôi mà!
2. Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.
Trả lời:
Câu chuyện gửi đến cho chúng ta một thông điệp: Nếu chịu khó quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh, nhất định ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.
======================
Tập đọc
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
1. Nhà vua lo lắng về điều gì?
Trả lời:
Vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời nên nhà vua lo lắng khi công chúa nhìn thấy mặt trăng, cô sẽ biết rằng mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, cô sẽ thất vọng và ốm trở lại.
2. Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
Trả lời:
Một lần nữa, các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua vì theo các vị ấy, mặt trăng quá lớn, không thể nào che được. Thực chất, các vị đại thần và các nhà khoa học không thể giúp vua được bởi vì họ vẫn nghĩ về mặt trăng theo ý nghĩ của người lớn.
3. Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
Trả lời:
Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để dò ý của công chúa nghĩ như thế nào về việc có một mặt trăng nữa trên chiếc dây deo trên cổ cô.
4. Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất.
a) Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.
b) Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.
c) Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
Trả lời:
Câu trả lời hợp ý nhất của em là câu c.
======================
Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I - Nhận xét
1. Đọc lại bài Cái cối tân (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144).
2. Tìm các đoạn văn trong bài nói trên.
3. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn em vừa tìm được là gì.
Trả lời:
Phần |
Đoạn |
Nội dung chính |
Mở bài |
1 |
Giới thiệu cái cối. |
Thân bài |
2 |
Tả hình dáng của cái cối.
Tả hoạt động của cái cối. |
Kết bài |
4 |
Nêu cảm nghĩ về cái cối. |
II - Luyện tập
1. Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
Cây bút máy
Hồi học lớp 2, em thường ao ước có một cây bút máy nhưng bố em bảo: “Bao giờ lên lớp 4 hãy dùng, con ạ!” Rồi ngày khai giảng lớp 4 đã đến, bố em mua cho em một cây bút máy bằng nhựa.
Cây bút dài gần một gang tay. Thân bút tròn, nhỏ nhắn, bằng ngón tay trỏ. Chất nhựa bút vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng. Nắp bút màu hồng, có cái cài bằng sắt mạ bóng loáng.
Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ. Mỗi khi lấy mực, một nửa ngòi bút đẫm màu mực tím. Em viết lên trang giấy, nét bút trơn tạo những dòng chữ đều đặn, mềm mại. Khi viết xong, em lấy giẻ lau nhẹ ngòi cho mực khỏi két vào. Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp
Đã mấy tháng rồi mà cây bút của em vẫn còn mới. Bút cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày như chiếc cày của bác nông dân cày trên đồng ruộng.
a) Bài văn gồm mấy đoạn văn?
b) Tìm đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c) Tìm đoạn văn tả cái ngòi bút.
d) Hãy tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn thứ ba.
Trả lời:
a) Bài văn gồm 4 đoạn văn.
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
d) Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.
Câu kết thúc đoạn 3: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp.
2. Viết một đoạn văn tá bao quát chiếc bút của em.
Trả lời:
Chiếc bút máy của em hiệu Hồng Hà. Đó là một chiếc bút nhỏ nhắn, thân màu đỏ sậm, được làm bằng nhựa cứng. Nắp bút bằng nhôm mạ đồng bóng loáng. Đầu bút thon thon thanh tú. Ngòi bút hình lá tre mềm mại vô cùng!
======================
Luyện từ và câu
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I - Nhận xét
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.
1. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
Trả lời:
Các câu kể Ai làm gì?
- Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
- Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
- Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
2. Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
Trả lời:
- Đang tiến về bãi
- Kéo về nườm nượp
- Khua chiêng rộn ràng
3. Nêu ý nghĩa của vị ngữ.
Trả lời:
Nêu lên hoạt động của người, của vật.
4. Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành. Chọn ý đúng.
a) Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.
b) Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.
c) Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành.
Trả lời:
Chọn b) Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.
II - Luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.
a) Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
b) Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
Trả lời:
a. Thanh niên đeo gùi vào rừng.
CN VN
b. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
CN VN
c. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
CN VN
d. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
CN VN
d. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.
CN VN
2. Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Trả lời:
3. Quan sát tranh vẽ trang 172, SGK. Viết từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.
Trả lời:
Giờ chơi đã đến, sân trường đang im ắng bỗng trở nên ồn ào náo nhiệt. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như đàn chim vỡ tổ. ơ một góc sân, các bạn nữ nhảy dây, các bạn nam đá cầu. Dưới tán cây rợp bóng mát, một nhóm bạn cả nam lẫn nữ chụm đầu vào nhau đọc truyện tranh. Dường như đọc đến đoạn truyện vui, các bạn lại cười lên rúc rích.
======================
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi, chỉ nhỉnh hơn chiếc bảng con một chút. Ở góc phải của cặp có hình chú gấu không to lắm nhưng trông rất ngộ nghĩnh. Cặp có hai mắt khóa mạ kền giống như hai con mắt sáng long lanh.
Quai cặp làm bằng sắt không gỉ trông rất chắc chắn, hai dây đeo bằng vải sợi ni lông màu xanh da trời. Em có thể đeo cặp sau lưng trông như đeo chiếc ba lô.
Mở cặp ra, em thấy trông cập có tới ba ngăn được làm bằng vải ni lông hoa - hai ngăn rộng và một ngăn hẹp. Sách giáo khoa em xếp vào một ngăn, vở viết em xếp vào ngăn bên cạnh. Còn ngăn hẹp thì em để các đồ dùng học tập như bảng đen, hộp đựng bút và thước kẻ.
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.
Trả lời:
a) Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b) Đoạn 1: Tả bao quát chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và hai dây đeo.
Đoạn 3: Tả bên trong của chiếc cặp.
2. Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn em và viết một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp đó.
Trả lời:
Chiếc cặp của em làm bằng da mềm, màu xanh dương rất đẹp. Bề ngang của nó độ 35cm, chiều cao khoảng 25cm trông rất vừa với khổ người nhỏ con như em. Chiếc cặp nhìn nổi bật nhờ trên nền da màu xanh gắn một chú gấu đội chiếc mũ đỏ nom rất ngộ nghĩnh.
Hoặc:
Cặp vừa có quai sách, vừa có dây đeo rất tiện. Em thường dùng dây đeo để khoác lên vai mỗi khi ba đưa đến trường. Cặp được làm bằng một thứ da mềm mại, ở hai đầu dây là hai cái móc sắt bằng kim loại sáng bóng, đặc biệt đường chỉ khâu xung quanh mép rất khéo léo và chắc chắn nên rất yên tâm và thoải mái mỗi khi đeo cặp đến trường.
3. Hãy viết một đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp của em. (Gợi ý: Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?)
Trả lời:
Chiếc cặp của em có hai ngăn chính ở bên trong, một ngăn phụ ở bên ngoài và hai ngăn nhỏ xíu như hai chiếc túi ở bên hông cặp. Trong hai ngăn chính, một bên em đựng sách giáo khoa, một bên em đựng vở và hộp bút. Vách ngăn giữa hai ngăn được làm bằng một lớp vải mềm mại trông như một lớp rèm nhưng lại vô cùng chắc chắn.