Phân tích bài thơ Tràng Giang để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ

Thứ bảy - 09/05/2020 08:19
DÀN Ý
- Hoàn cảnh sáng tác, nhan đề và lời đề từ.
+ Phân tích bài thơ:
+ Lời đề từ: khái quát cảm hứng chủ đạo toàn bài: miêu tả bức tranh thiên nhiên với trời rộng sông dài và cảm xúc bao trùm là bâng khuâng, nhớ, buồn sầu.
+ Khổ 1: Mở ra hình ảnh dòng sông, con thuyền xuôi mái gợi sự tương phản giữa cái lớn lao với cái nhỏ bé, hữu hạn; hình ảnh cành củi khô trôi lênh đênh càng gợi sự nhỏ bé.
Biện pháp nghệ thuật: đối lập tương phản, từ láy.
+ Khổ 2: Không gian mở rộng với cồn nhỏ, chợ xa, bến cô liêu, cảnh vật mở ra đến không cùng càng làm cho con người trở nên nhỏ bé.
Biện pháp nghệ thuật: từ láy, kết hợp từ độc đáo, mượn từ của người xưa.
+ Khổ 3: Hình ảnh cánh bèo trôi dạt và hai bên bờ chạy nối nhau không dứt.    !
Cảnh đẹp nhưng hoàn toàn thiếu vắng dấu vết con người khiến bài thơ càng buồn hơn.
Biện pháp nghệ thuật: điệp từ, từ láy.
+ Khổ 4: Mở ra hình ảnh mây núi hùng vĩ và cánh chim chiều nhỏ bé, đồng thời là khát vọng giao cảm của con người để vượt thoát nỗi cô đơn.
Biện pháp nghệ thuật:
+ Đối lập tương phản, sử dụng thi liệu có sẵn, mượn tứ thơ người xưa...
+ Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại: như phần I.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: cái tôi cá nhân mang nỗi sầu vạn kỉ của ngàn xưa và nỗi buồn thế hệ trong cảnh mất nước. Buồn sầu mà không bi lụy. “Tràng giang” là bài thơ ca ngợi cảnh non sông đất nước, qua đó dọn đường cho lòng yêu quế hương Tổ quốc.

BÀI LÀM:
Nhan đề của bài thơ là "Tràng giang” có nghĩa là sống dài. “Tràng giang” với phép, điệp âm “ang”, một âm mở, gợi lên hình ảnh một con sông không chỉ là trường giang mà còn là đại giang. "Tràng giang” lại là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo gợi hình ảnh con sông cổ kính lâu đời. Dòng “tràng giang” vì vậy không chỉ có chiều dài, chiều rộng địa lí mà còn có chiều sâu của thời gian lịch sử.

Ý nghĩa của nhan đề bài thơ càng được tô đậm hơn qua lời đề từ của tác phẩm: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Cả dòng thơ đã bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của con người khi đối diện trước không gian bao la rộng lớn, đó là “nỗi khắc khoải không gian”, "nỗi sầu nhân thế”, "nỗi buồn nhân sinh” mà các thế hệ đương thời như Huy Cận không thoát ra được.

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song ...              
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả                                             
Củi một cành khô, lạc mấy dòng.”

"Tràng giang” mở ra bằng hình tượng dòng sông mặt nước với những vận động nhẹ nhàng của sóng nước. Mỗi gợn sóng lăn tăn như một nỗi "buồn điệp điệp” triên miên không dứt, như đang mở rộng khắp bề mặt tràng giang. Nỗi buồn tự nó khởi phát từ lòng tràng giang và cứ thế lan tỏa ra mọi hướng. Câu thơ kín đáo gợi nhớ lời ca dao xưa: "Qua cầu ngả nón trông cầu / Sóng bao nhiêu gợn, dạ em sầu bấy nhiêu”.  Bức tranh sông nước như ấm áp hơn khi có dấu vết của cuộc sống con người, đó là hình ảnh một con thuyền xuôi mái chèo nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Khung cảnh yên bình khi chính sự vận động của con thuyền cũng không gấp gáp, tất cả cứ chuyển động tạo thành những đường thẳng song song chạy mãi về phía chân trời. Hai câu thơ thấp thoáng am hưởng Đường thi:

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận Tràng Giang cổn cổn lai”
(Đỗ Phủ - Đăng cao)

“Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc nước cuộn cuộn trôi.”

Cũng là đối nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi còn Huy Cận chỉ dùng tương xứng cốt tạo nên cái dư ba lan tỏa cả bề rộng và dài của không gian. Song khổ thơ bốn câu mà câu nào cũng gợi lên nỗi buồn, sầu: sóng lan tỏa vỗ nhịp trên mặt sông tạo nên nỗi sầu, con thuyền nhỏ bé lướt trên mặt sông rộng lớn bao la càng tạo nên sự nhỏ bé khiến dấu vết cuộc sống con người cũng không gợi lên sự ấm áp trong lòng tác giả, huống chi thuyền và nước không có được sự tương đồng khi: “Thuyền về nước lại” khiến lòng người khởi phát mối “sầu trăm ngả”. Lời thơ khéo léo sử dụng phép tiểu đối: “Thuyền về - nước lại” diễn tả sự chia ly, ngược hướng, nghịch cảnh giữa thuyền và nước. Có cái gì đang chia lìa giữa những sự vật vốn gắn bó chặt chẽ với nhau. Con thuyền kia ngược dòng trôi về đâu? Khao khát đồng cảm biết bao giờ mới có được nếu cảnh với cảnh chẳng giao hòa, gần gũi mà trái lại đang tiềm ẩn sự chia ly gợi buồn? Dấu vết cuộc sống con người càng nhỏ bé và ,
mơ hồ trên mênh mang sóng nước khiến tâm hồn thi nhân phải thảng thốt cố kiếm tìm một sự tương giao khác nhưng hình như: càng dõi theo thì càng thấy lạc lõng. Con thuyền lênh đênh chỉ ngược hướng với dòng nước nhưng một cành củi khô trôi dạt trên mặt tràng giang lại bị xé ra nhiều hướng khác nhau ở câu thơ cuối qua thủ pháp đối lập một cách triệt để: “Một cành khô” >< “lạc mấy dòng”. Số từ “một” gợi cái đơn lẻ, đơn chiếc giữa “mấy dòng” làm nổi bật sự đơn độc, lẻ loi. Hình ảnh thơ hiện đại và gợi nhiều liên tưởng về những số kiếp lênh đênh lạc loài, trôi dạt giữa dòng đời muôn lối.

Tóm lại, ở khổ một, lời thơ sử dụng nhiều từ láy cùng thủ pháp tương      phản đối lập vốn được dùng nhiều trong văn học lãng mạn để mở ra một không gian bao la rộng lớn mà ở đó, sự vật có vận động nhưng là vận động vào sự lưu lạc, chia lìa, xa cách. Khoảng cách càng xa thì sự cô đơn trống trải của lòng người càng lớn, mốị buồn, sầu càng được trải rộng mà con người không thể bù đắp nổi.

Khổ 2:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Dường như Huy Cận đã tiết chế rất nhiều sự xuất hiện của sự vật trong bức tranh sông nước này, hoặc tràng giang tự nó mênh mông dàn trải nên các sự vật khó tìm thấy sự tương giao, gần gũi nhau. Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp với một vài cù lao nhỏ nổi trên mặt sông, với âm thanh của chợ “chiều, nắng, trời, sông, bến”. Không gian tràng giang được bổ sung thêm hình ảnh cồn cát cô đơn, nhỏ bé thông qua cặp từ láy “lơ thơ” được đảo lên . Từ láy này vừa gợi số lương ít của cồn cát, vừa gợi sự trống trải hoang vắng của cảnh vật trên cồn. Dòng thơ bảy chữ mà có tới năm chữ là tính từ, đồng thời việc sử dụng hai từ láy “lơ thơ”“đìu hiu” càng nhấn mạnh cái nhỏ nhoi, hắt hiu của cảnh như có cái gì đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước, bây giờ vẫn hiện diện vẫn mang tới sự đơn chiếc giống như Xuân Diệu từng cảm nhận “chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”. Liệu có phải đó là cái trống trải, buồn vắng thê lương mà Đoàn Thị Điểm đã cảm nhận từ hàng trăm năm trước: "Non kỳ quạnh quẽ trăng treo /Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”?

Xuyên suốt từ khổ thơ đầu đến đây, sự đối lập tương phản của chủ nghĩa lãng mạn đã mở ra một không gian nhiều chiều kích, sự vật bị đẩy vào trạng thái buông xuôi, trôi dạt, lạc lõng mà đôi mắt thi nhân cố mở rộng kiềm tìm sự gần gũi đồng cảm. Ở hình ảnh thơ tiếp theo “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là một ấn tượng thính giác. Chiều là khoảnh khắc gợi nỗi buồn, “vãn chợ chiều” là sự tàn lụi, xác xơ, “làng xa” là sự mơ hồ về không gian địa lý còn “đâu”: có thể hiểu là “đâu đó” xác nhận dấu vết nhỏ nhoi của con người, nhưng cũng cọ thể hiểu là “đâu có”- là sự phủ nhận hoàn toàn dấu ấn cuộc sống. Nếu hiểu câu thơ như sự phủ định dấu vết con người thì mọi sự kiếm tìm chỉ là ảo vọng, ngay cả hình bóng con người thôi cũng trở nên xa xăm tuyệt đối. Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì hình bóng con người cũng không thể làm bức tranh tràng giang bớt buồn, bớt cô đơn. Đằng sau câu thơ là khao khát được cảm thông thấu tình của cái tôi trữ tình.

Hai câu thơ tiếp theo, không gian tiếp tục được mở rộng:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Hình ảnh thơ được nhân lên rất nhiều vói nắng, trời, sông, bến nhưng Huy Cận triệt tiêu màu sắc mà chú ý đến sự vận động của chúng. Bên cạnh các động từ “xuống, lên” là các tính từ có xu hướng động từ hóa: “dài - rộng”: nắng từ trên cao chiếu xuống, bầu trời như được nâng lên cao, sông như dài ra, trời như rộng hơn và bến càng cô liêu đơn độc hơn nữa. Đặc biệt là cách kết hợp từ “sâu chót vót”: dùng một từ tả độ sâu với một từ tả độ cao để tạo ấn tượng về cái thăm thẳm tột cùng của vũ trụ. Không gian như được giãn nở ra mọi chiều kích và chính sự mở rộng ấy lại làm trơ ra sự đơn độc của cái bến nhỏ. Có thể nói, dấu vết của cuộc sống con người quá mong manh và cô đơn, thi sĩ càng cố tìm kiếm sự tương giao thì càng cảm thấy lạc lõng. Khổ thơ không chỉ miêu tả một bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn, nó còn là khao khát kiếm tìm hơi ấm cuộc sống con người của một cái tôi đang bơ vơ trong nỗi buồn nhân thế, nỗi sầu nhân sinh.

Khổ 3:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh thơ được gợi ra trong bài thơ này có vẻ nhiều hơn, đông đúc hơn: bèo hàng nối hàng, cẩu, bờ xanh, bãi vàng... Bên cạnh đó bức tranh thiên nhiên cũng có màu sắc hơn với màu xanh của bèo, của bờ và màu vàng của những bờ bãi hai bên sông. Nhiều cảnh, có màu sắc, có sự chuyển động với số lượng lớn mà con người không sao vui lên được bởi: hàng hàng lớp lớp cánh bèo nối đuôi nhau phủ kín một khoảng sông, bờ xanh bãi vàng, là cảnh thực, còn chuyến đò và người lái đò, người sang đò, cây cầu nối đôi bờ chỉ là mơ ước mà thôi. Thơ Huy Cận giàu màu sắc cổ điển bởi thi nhân hay sử dụng chất liệu có sẵn của thơ xưa. Hình ảnh bèo dạt gợi lên sự lênh đênh vô định của kiếp người nhỏ bé giữa cuộc đời, cũng giống như cành củi khô kia biết “về đâu”? Cũng vì nền cảnh tràng giang quá rộng lớn nên sự vật đã nhỏ bé càng trở nên bé mọn, vô định. Lời thơ tạo nên sự đối lập tương phản giữa cái vô hạn với cái hữu hạn của đời người.

Nếu ở khổ thứ hai, dấu vết con người ít nhiều còn được gợi ra qua âm thanh của làng xa vãn chợ chiều, hoặc được gợi ra qua hy vọng kiếm tìm của nhân vật trữ tình thì ở đây là nỗi buồn khi hơi ấm của sự sống con người bị phù định tuyệt đối: Mênh mông không một chuyên đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật. Không đò trên sông, không cầu nối đôi bờ. Điệp từ “không” là sự phủ định hoàn toàn, cũng là sự hẫng hụt của cái tôi không thể vượt thoát được nỗi cô đơn về một thế giới không còn là của mình nữa. Hai từ láy “mênh mông”“lặng lẽ” đặt ở đầu câu thơ đã khái quát đặc điểm của tràng giang ở bức tranh thứ ba này: sự rộng lớn và tĩnh lặng. Từ láy “thân mật” bị đẩy về cuối câu thơ như một mong ước sự nhỏ nhoi. Hai bờ sông cứ thế chảy dải về phía chân trời xa như hai thế giới cô đơn xa lạ không bao giờ gặp nhau không chút niềm thân mật của những tầm hồn đồng điệu.

Khổ 4:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Có lẽ trong bốn khổ thơ thì khổ cuối giàu màu sắc cổ điển nhất bởi Huy Cận đưa những chất liệu quen thuộc trong thơ xưa dùng để miêu tả hoàng hôn như mây, núi, cánh chim, bóng chiều, khói sóng... Ý vị cổ điển cũng được gợi lên qua thời khắc đặc biệt: lúc hoàng hôn buông xuống. Khoảnh khắc này xuất hiện nhiều trong thơ xưa, đặc biệt là trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn” khiến con người “Dặm liễu sương xa khách bước dồn”. Huy Cận cũng không thoát khỏi cái buồn dâng lên từ cảnh và cái buồn chất chứa từ hàng nghìn năm qua mỗi khi chiều tà buông xuống.

Bức tranh thiên nhiên mở ra với những cụm mây xếp chồng lên nhau tạo thành một núi mây khổng lồ màu trắng bạc trên nền trời. Huy Cận cho biết từ "đùn” ông học được trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa” gợi một sự tuôn trào không dứt. Từ láy “lớp lớp” miêu tả một số lượng lớn mây trùng điệp tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Sự vận động ấy làm nổi bật thêm một lần nữa cái tĩnh lặng vô cùng của nền trời, của cảnh thế giới.

Ở câu thơ thứ hai: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bổng: chiều sa” tiếp tục i là hình ảnh cánh chim chiều trong thơ ca cổ phương Đông. Nó không chỉ là tín hiệu thời gian, nó còn mở ra không gian rộng lớn của trời chiều. Trên bức phông nền hùng vũ được tạo dựng ờ câu thơ trên là sự nhỏ bé đơn côi như một nét chấm phá của cánh chim. Cánh chim trở thành một thực thể có linh hổn nhưng nó mỏng mảnh quá đỗi trước sức nặng cùa trời chiều sa xuống. Câu thơ gợi sự đối lập tương phản giữa cái nhỏ bé của sinh lình trước cái vô cùng của trời đất, cái nhỏ nhoi của kiếp người trước sự rợn ngợp của cuộc đời. Cái tôi trữ tình của phong trào thơ mới không còn thấy cánh chim là một hình tượng nghệ thuật duy mỹ thuần túy như thơ xưa của Đường thi nữa:

“Chiếc cò bay với ráng pha
Sông xanh cùng với trời xa một màu”
(Vương Bột)

Cái tôi ấy “mất bề rộng ta đi tìm bề sâu” bằng cách sống trong chính sự cô đơn và nhìn đâu cũng thấy sự nhỏ bé, cô đơn.

Khoảnh khắc cuối chiều thường khiến con người gợi buồn. Nhân vật trữ tình cố gắng vượt thoát nỗi cô đơn bằng cách tìm về một hình ảnh quen   thuộc để sưởi ấm lòng người:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hai chữ “nhớ nhà” ở cuối bài thơ gợi lên hình ảnh một người lữ thứ tha hương đang dừng chân đứng lại trước dòng tràng giang, một mình đối điện trước trời rộng sông dài. Huy Cận hay Bà Huyện Thanh Quan, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu cũng đều từng là những lữ khách như thế. Đó là hình tượng con người rất quen thuộc xuất hiện khá phổ biến trong thơ ca cổ điển. Ý vị cổ điển của lời thơ còn được tô đậm thêm lần nữa bằng một tứ thơ Đường:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
(Dịch: “Chiều tối tự hỏi đâu là quê hương
Khói sóng trên sông khiến lòng người nổi mối u sầu)
Nhưng Huy Cận không chỉ tiếp thu, chịu ảnh hưởng của thơ Đường mà còn sáng tạo thêm thậm chí đối thoại với thơ Đường: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” người xưa nhìn khói sóng mà nhớ nhà, Huy Cận nhớ nhà không cần đến khói hoàng hôn. Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được khơi lên từ ngoại cảnh nỗi nhớ nhà của Huy Cận không phụ thuộc vào ngoại cảnh mà xuất phất từ tâm can. Nỗi nhớ ấy còn hiện hình ở nhà thơ mới thành một cảm giác xúc giác, cảm giác da thịt rất cụ thể được diễn tả qua cặp từ “dợn dợn”. Chẳng thế mà Hoài Thanh nhận xét: "Cái buồn “Lửa thiêng” là cái buồn tỏ ra từ một hồn người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh... Huy Cận đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”.

“Tràng giang” có thể là sông Hồng, sông Cửu Long... cũng có thể là Hoàng Hà, Hằng Hà, Vonga... Nhưng khi đã thành hình tượng Tràng Giang thì nó khước từ mọi địa danh, địa chỉ cụ thể để trở thành một tạo vật thiên nhiên mang tính phổ quát. Lòng yêu của thi sĩ trong đó là lòng yêu dành cho tạo vật thiên nhiên. Cảm hứng chung của bài thơ là cảm hứng không gian: không gian được mở ra từ sâu thẳm vũ trụ vào tận sâu thẳm tâm linh con người. Bởi vậy "Tràng giang hiện ra như một bức tranh tạo vật trường cửu , vừa hoang sơ vừa cổ kính. Trong đó thi sĩ hiện ra như một lữ thứ đơn độc lạc loài nên nhà thơ càng cảm thấy lạc lõng bơ vơ. Chính cảm giác ấy đã thức tỉnh khát khao tình đời tình người khát khao hơi ấm của con người. Nó thôi thú c lòng quê trỗi dậy tìm chốn nương tựa, quê hương chỗ tựa bền vững muôn thuở của con người khổ thơ vì vậy đằng sau nỗi nhớ nhà không chỉ là cảm giác bơ vơ lạc lõng của con người trước trời rộng sông dài mà còn kín đáo bộc lộ tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, bộc lộ niềm khát khao tình đời tình người hơi ấm của con người.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ 123B
iwin ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://iwin20.com/
iwin ⇔ https://iwin683.com/ ⇔ ko66
bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://elpedrallodge.com/ ⇔ SV66 ⇔
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://louisvuittonoutletstores.com.co/ ⇔
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://trihoinachantoan.com/ ⇔ 789win
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88
https://tp88.finance/ ⇔
https://maxmadesign.com/ ⇔
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây