Phân tích bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận để thấy vẻ đẹp của quê hương đất nước và tâm hồn con người Việt Nam?

Thứ sáu - 09/12/2016 03:50
Tập thơ Lửa thiêng (1940) đã đưa tác giả Huy Cận lên thành một trong những cây bút tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Trong tập thơ này, Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng.
Theo tác giả, tứ thơ Tràng giang được hình thành vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi nhà thơ đứng ở bờ nam bến Chèm (Từ Liêm, Hà Nội). Nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sông nước, nghĩ về kiếp người trôi nổi, tác giả chan chứa cảm hứng viết nên bài thơ này. Sửa đi sửa lại tới 17 lần, tác phẩm mới thật sự trở thành một “viên ngọc không tì vết” như ta đã thấy.
 
Mới đọc, ta có thể ngỡ Tràng giang là một bài thơ thuần tuý tả cảnh thiên nhiên. Nhưng ngẫm cho kĩ mới thấy tác giả muốn “miêu tả tâm hồn”. Đúng như Hoài Thanh đã khẳng định: “Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong”. Cái “thế giới bên trong” ấy chính là cái linh hồn của tạo vật trong bài Tràng giang, đó là một nỗi buồn xa vắng, mênh mông.
 
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.

 
Bài thơ có tựa đề ‘Tràng giang”, câu thơ đầu tiên lại nhắc lại tựa đề “tràng giang” chứ không phải “trường giang”. Cách điệp vần “ang” trong “tràng giang” góp phần tạo nên dư âm vang xa, trầm lắng của câu thơ mở đầu, tạo nên âm hưởng chung cho toàn bộ giọng diệu của cả bài thơ. “Tràng giang” gợi được cả xúc cảm và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp).
 
Huy Cận cũng như nhiều thi sĩ trong phong trào Thơ mới, chịu ảnh hưởng khá rõ của thơ tượng trưng phương Tây thế kỷ XIX, tuy vậy, ông còn là người rất thích thơ Đường và trân trọng vốn thơ ca dân tộc. Ngay từ tuổi thiếu niên, tác giả đã thuộc lòng khá nhiều ca dao, thơ của Nguyễn Du, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu.... Trong sáng tác của ông, người đọc ít nhiều cảm nhận được dấu ấn của Đường thi, cũng như thơ tượng trưng Pháp. Có điều đáng quý là chúng đã được Việt hoá theo cách của Huy Cận.
 
Ở khổ thơ đầu, cũng như toàn bộ bài Tràng giang, nghệ thuật đối của thơ Đường đã được vận dụng hết sức linh hoạt (chủ yếu đối về ý và đối xứng chứ không bị câu thúc về niêm, luật như cách đối trong thơ Đường).
 
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”.
 
Đó là hai câu thơ đối về ý và cân xứng. Cũng vậy: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”, đối với: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”...
 
Nghệ thuật đối có nhiều đổi mới, khiến cho một mặt nó vẫn phát huy được thế mạnh của loại thơ cổ, tạo được vẻ đẹp cân xứng, không khí trang trọng, mặt khác, nó làm cho giọng điệu của bài thơ uyển chuyển, linh hoạt, tránh được sự khuôn sáo, cứng nhắc dễ thấy đối với một số bài thơ Đường luật hồi đầu thế kỉ. Bên cạnh đó, cách dùng từ láy như “điệp điệp”, “song song” cũng có hiệu quả nhất định gợi âm hưởng cổ kính. Tuy nhiên, Tràng giang vẫn là một bài thơ hiện đại, trước hết ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc:
 
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngà;
Củi một cành khô lạc mấy dòng ".
 
Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây là những câu thơ mới mẻ, bởi trong đó xuất hiện hình ảnh giản dị, “tầm thường” là “củi một cành khô”. Thơ xưa thường nói đến những hình ảnh cao sang mà giới “tao nhân, mặc khách” thường ưa thích như trăng hoa, tuyết nguyệt... Đến thời kì Thơ mới, những hình ảnh “bình dân” như “củi một cành khô”, “con nai vàng ngơ ngác”, con hổ “gặm một mối căm hờn trong cũi sắt” v.v... mới ào ạt xuất hiện, như là chỉ dấu về một “cuộc cách mạng trong thơ" (Hoài Thanh). Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh, trên dòng sông mênh mông sóng nước gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định. Nó là biểu tượng cho tâm trạng cửa con người, nhất là của giới thanh niên tiểu tư sản thời ấy. Họ đang không biết đi đâu về đâu, giống như cành củi khô giữa ngã ba dòng nước.
 
Đến khổ thơ thứ hai, nỗi buồn càng như thấm sâu vào cảnh vật:
 
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
 
Theo Huy Cận, từ “đìu hiu” ông học được trong bản dịch Chinh phụ ngâm: “Non kì quạnh quẽo trăng leo – Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy giờ”. Cặp từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” gợi lên sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn...
 
Cùng với những hình ảnh vừa sang trọng vừa bình dân”, vừa rất truyền thống mà lại cũng vừa rất Tây ấy, ta bắt gặp thêm âm thanh của buổi chợ chiều đã vãn từ xa đưa tới:
 
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều ”
 
Đoàn Văn Cừ đã đặc tả thành công cái vẻ đẹp Việt Nam đặc thù trong bài Chợ Tết nổi tiếng:
 
“Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ”.
 
Trong Tràng giang, tiếng chợ chiều đã vãn từ một làng xa nào vẳng lại đã gợi một không khí buồn vắng, cô tịch. Và không gian lúc đó càng trở nên xa vắng, còn con người thì cảm thấy nhỏ bé cô đơn:
 
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
 
Các từ “cao”, “sâu”, “rộng”, “dài” được sử dụng như một hệ thống để diễn tả không gian rộng lớn bao la. Đặc biệt, cách dùng từ đảo nghĩa và đối nghĩa giữa “lên” và “xuống”, giữa “cao”“sâu” khiến người đọc có cảm giác bị choáng ngợp.
 
Từ láy “chót vót” gợi tả chiều cao vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao, thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài, với bến bờ lẻ loi xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ thấm vào không gian ba chiều. Con người trở nên bé nhỏ, có phần rợn ngợp trước vũ trụ vĩnh hằng, rộng lớn, không khỏi thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian”.
 
Ân tượng nói trên lại được tô đậm thêm ở khổ thơ tiếp theo:
 
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đồ ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
 
Vẫn trong mạch cảm xúc ở hai khổ đầu, nỗi buồn càng được khắc sâu qua hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Bên cạnh những hình ảnh thuyền và nước như cùng trôi về cõi vô biên, hình ảnh cành củi khô bập bềnh trên sông nước ở khổ một, đến khổ thơ này, ấn tượng về sự chia ly, tan tác được láy lại một lần nữa, càng gợi thêm một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông dài, trời rộng tuyệt nhiên không có bóng con người “không một chuyến đò”, cũng không có lấy một cây cầu - nhờ chúng có thể tạo nên sự gần gũi giữa con người, với con người; mà chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) nối tiếp với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng, hoang sơ.
 
Như vậy, sự cô quạnh đã được thi sĩ đặc tả độc đáo bằng sự thưa vắng hình bóng con người. Bởi vậy, có thể nói, thái độ phủ định thực tại của tác giả nằm ngay ở trong kết cấu của bài thơ.
 
Khổ kết bài thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường, mà vẫn giữ được nét riêng biệt của Thơ mới, và vẫn thể hiện nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận:
 
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
 
Thiên nhiên buồn và cũng thật tráng lệ. Cái buồn trong bài thơ này là cái buồn mà đẹp. Nói cho đúng hơn, cái đẹp nổi lên trên cái buồn. Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời, ánh dương phản chiếu trông lấp lánh như những núi bạc. Ta nhớ đến bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ:
 
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm”.
 
(Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm - Mặt đất mây đùn cửa ải xa- Nguyễn Công Trứ dịch)
 
Hình ảnh “mây cao đùn núi bạc” tạo được ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên, về mặt nghệ thuật câu chữ, cần thấy là Huy Cận dã dùng một phép đảo từ rất tài tình. Đáng lẽ viết: “núi cao”, “mây bạc”, thì ông lại đảo chữ, thành ra: “mây cao”, “núi bạc”. Lại thêm từ “đùn” là một động từ rất gợi cảm, tác giả đã làm cho cảnh tượng chân trời lúc hoàng hôn trở nên ám ảnh một cách dị thường.
 
Trước cảnh sông nước mây trời bao la và hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim bé bỏng. Hình ảnh cánh chim đơn lẻ trong một buổi chiều tà cũng dễ gợi lên một nỗi buồn xa vắng và nỗi nhớ nhà. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng viết khi chuẩn bị miêu tả tâm trạng nhớ nhà của Kiểu:
 
"Chim hôm thoi thót về rừng
Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành ”
 
Ở đây, Huy Cận cũng mượn cánh chim chiều hôm để nói nỗi nhớ nhà. Cho nên, ngay sau hình ảnh cánh chim chiều hôm, Huy Cận đã lập tức nói tới “lòng quê”:
 
“Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ”
 
Các từ “dờn dợn” (chứ không phải “rờn rợn”), “vời” (tức “vời vợi”) gợi cho bạn đọc cảm giác buồn thấm thía nhưng nhẹ nhàng và rất tinh tế. Đó là nỗi nhớ quê hương của người lữ khách. Linh hồn sồng nước, linh hồn quê hương được gợi ra, sống động, ám ảnh, kì diệu.
 
Bài thơ có ý vị cổ điển, tạo nên được những vang hưởng kì lạ do tác giả đã chọn được thể thơ thích hợp (gần với thể cổ phong), vận dụng tự nhiên lối đối, sử dụng có hiệu quả hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp truyền thống...
 
Câu thơ cuối chịu ảnh hưởng rõ rệt của bài thơ Đường nổi tiếng- Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Thôi Hiệu nhìn khói sóng nhớ đến quê hương:
 
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
 
Tản Đà dịch: "Quê hương khuất bóng hoàng hôn - Trên sóng khói sóng cho buồn lòng ai".
 
Huy Cận không trong cảnh mùa thu nên không có “khói sóng”. Nhưng trước cái cảnh sông nước tràng giang, nhất là trước hình ảnh “cánh chim chiều hôm”, Huy Cận cũng có nỗi nhớ nhà. Nỗi nhớ ấy cũng da diết, cháy bỏng và có phần hiện đại!

Cổ kính, trang nghiêm, trong sáng, mẫu mực, Tràng giang còn là một bài thơ rất mới, rất hiện đại. Huy Cận đã đem đến cho Thơ mới một giọng thơ cổ kính và cũng đem đến cho thơ cổ (thơ Việt Nam thời ấy) một hồn thơ hiện đại. “Tràng giang là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”. Tràng giang cũng là bài thơ miêu tả tâm hồn Huy Cận, tâm hồn của thi sĩ cũng là tâm hồn con người Việt Nam. Nỗi buồn mà đẹp, sự tinh tế và đôn hậu là vẻ đẹp chủ đạo bao trùm cảnh vật và tình người trong bài thơ.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ 123B
iwin ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
 ⇔ https://iwin20.com/
iwin ⇔  ⇔ https://iwin683.com/ ⇔ ko66
bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
 ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://elpedrallodge.com/ ⇔ SV66 ⇔
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://louisvuittonoutletstores.com.co/ ⇔
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://trihoinachantoan.com/ ⇔ u888
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88
https://tp88.finance/ ⇔
https://maxmadesign.com/ ⇔
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây