Phân tích bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Thứ năm - 08/12/2016 10:33
Khi Nam Cao đang còn loay hoay tìm lối đi riêng cho mình thì văn đàn lúc đó đã có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng và xu hướng hiện thực đã có nhiều tác phẩm được khẳng định giá trị, đặc biệt, đề tài nông thôn đã được khai thác khá kỹ càng. Có người chú ý đến phong tục với những bức tranh sinh hoạt, có người đi tìm chất thơ trong cuộc sống thôn quê, thi vị hoá nông thôn, có nhà văn đi sâu phản ánh chân thực nỗi thống khổ của người nông dân vì nạn sưu thuế và ách áp bức của cường hào địa chủ cấu kết với thực dân,...
Với phương châm “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Nam Cao đã đi sâu hơn vào từng số phận riêng để khái quát thành bi kịch chung của người nông dân sau luỹ tre làng. Đó là bi kịch tinh thần, bi kịch nhân cách được đặt trong bi kịch đói nghèo, bần cùng mà Chí Phèo là một điển hình. Tiếng kêu "hãy cứu lấy con người” của Nam Cao ở tác phẩm này trở nên khẩn thiết và đau đớn nhất.
 
Bi kịch là sự khổ đau do người ta mong muốn mà không thể đạt được. Mong muốn càng khẩn thiết và hiện thực càng phũ phàng thì bi kịch càng lớn, người ta càng cảm thấy đau đớn. Có nhiều bi kịch thiên về cuộc sống vật chất như là bi kịch của chị Dậu, anh Pha,... muốn có cơm ăn, có ruộng cày, có tiền nộp sưu thuế để khỏi bị hành hạ, đánh đập mà không được, cứ bị vùi sâu xuống thảm cảnh đói nghèo, “không cất đầu lên được”.
 
Đọc truyện Nam Cao ta cũng bắt gặp những bi kịch như thế. Nhưng đằng sau đó, Nam Cao còn xây dựng những bi kịch lớn hơn, đó là những bi kịch tinh thần. Cùng với quá trình “chết mòn” về thể xác, các nhân vật của Nam Cao, từ trí thức đến nông dân, đều có một quá trình “chết mòn” về tinh thần. Là con người, nhân vật Chí Phèo chỉ muốn được thừa nhận là một con người cũng không được. Nam Cao đã thể hiện một cách trọn vẹn và sâu sắc cả hai mệnh đề: vì áp bức, bóc lột mà con người lâm vào cảnh đói nghèo và vì đói nghèo mà nhân cách con người có nguy cơ băng hoại, thậm chí có lúc không thể cứu vãn đành giải thoát bằng cái chết.
 
Chí Phèo cũng có những ước mơ hết sức bình dị của một con người bình thường nhất: muốn được sống một cuộc sống lương thiện dù đói nghèo. Nhưng từ chỗ bị bóc lột, bị áp bức một cách bất công, Chí Phèo bị tha hoá, biến chất rồi từ chỗ bị tha hoá, hắn đã bị lưu manh hoá, quỷ hoá, rồi bị gạt hẳn ra khỏi loài người, ngay cả đến một cơ hội hiếm hoi có thể hé mở cánh cửa cho Chí Phèo trở về cuộc sống bình thường cũng bị cự tuyệt.
 
Bi kịch của Chí Phèo trước hết là bi kịch bị tha hoá.
 
Các nhà văn hiện thực trước đó đã xây dựng được những nhân vật ông Nghị điển hình đặc sắc như: Nghị Hách (Giông rơ của Vũ Trọng Phụng), Nghị Quế (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Nghị Lại (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan). Thoạt nhìn, Bá Kiến (Chí Phèo của Nam Cao) cũng giống tất cả các ông Nghị đó nhưng thực ra lại rất khác biệt. Họ đều là điển hình của giai cấp địa chủ phong kiến trước Cách mạng. Nhưng mỗi nhân vật được thể hiện tập trung ở một phương diện cơ bản.
 
Tầng lớp thống trị này chủ yếu được khai thác ở hai phương diện: địa chủ và cường hào. Bản chất địa chủ gắn với bóc lột; bản chất cường hào gắn với áp bức. Bóc lột dẫn tới hiện tượng người nông dân bị bần cùng hoá. Hiện tượng bị tha hoá là do đã bị bần cùng lại còn chịu áp bức.
 
Nghị Hách vừa tàn ác vừa hoang dâm vô độ. Hắn không chỉ là địa chủ mà còn là một tư sản. Nghị Quế là một địa chủ trọc phú dốt nát với đầu óc nô lệ. Bá Kiến mang bộ mặt ghê gớm hơn. Nhân vật được nhìn và miêu tả ở phương diện thứ hai- phương diện cường hào áp bức. Tuy chỉ hoạt động trong phạm vi làng xã nhưng có đủ ngón nghề lọc lõi, già đời. Người đọc hầu như không biết thật rõ ràng cụ thể sự giàu có của hắn nhưng lại hiểu tường tận tâm địa, thủ đoạn, bề dày tội ác của hắn trong việc đày đọa, ức hiếp và sai khiến con người. Từ "điệu cười Tào Tháo”, “tiếng quát rất sang” cho đến cách ứng xử vừa cương, vừa nhu, Bá Kiến hiện rõ bộ mặt gian trá, thâm hiểm, độc ác. Ngòi bút Nam Cao khá sắc sảo khi khắc họa một nhân vật thuộc tầng lớp thống trị làng xã Việt Nam trước Cách mạng.
 
Đối với tầng lớp dưới, Bá Kiến có cả một quy trình để cai trị - từ non tay đến già đời lão luyện. Với Năm Thọ, ông Lí Kiến mừng hụt và từng phen hú vía, phải tốn bạc trăm mới tống cổ được hắn. Đến Binh Chức, ông không tống mà giữ lại và quả là được việc. Đến Chí Phèo thì chiêu bài của cụ Bá người thường không thể nào hiểu được.
 
Sống trong một thế đất "quần ngư tranh thực”, Bá Kiến còn có cả những âm mưu với chính tầng lớp của mình. Ngoài mặt thì tử tế nhưng trong bụng thì trông cho nhau lụn bại. Đây chính là hiện thực xã hội mà ngay trong bản thân tầng lớp thống trị đã rạn nứt các mối quan hệ.
 
Xây dựng nhân vật Bá Kiến, Nam Cao đã chỉ ra tội ác của một lực lượng xã hội đã xô đẩy người nông dân vào tình trạng bế tắc, trượt dài trên dốc tha hoá.
 
Số phận oan nghiệt của Chí Phèo bắt đầu từ sự kiện bà ba gọi lên bóp chân rồi vô cớ bị bỏ tù. Rõ ràng việc vào tù của Chí Phèo là do bàn tay của Bá Kiến. Bá Kiến muốn mượn nhà tù thực dân để tiêu diệt hết "những thằng trai trẻ” chỉ vì thói ghen tuông thảm hại (háo sắc, sợ vơ vì cay đắng nhận ra mình già yếu quá). Nhà tù thực dân đã phát huy tác dụng. Ra tù, Chí Phèo mang bộ mặt gớm ghiếc, biểu hiện của sự thay đổi về nhân hình (bước đầu tiên của quá trình tha hóa): "Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ống tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. Anh Chí - anh canh điền khỏe mạnh, lành như đất, mỗi lúc bóp chân cho bà Ba lại xấu hổ, đỏ mặt đã không còn một chút bóng dáng nào trong cái bộ dạng ấy.
 
Chí Phèo về làng tức là được trả lại quyền công dân, được về với con người nhưng oái ăm thay Chí lại hoàn toàn lạc loài, hoàn toàn xa lạ. Hắn không chỉ thay đổi về nhân hình mà còn thay đổi cả nhân tính.
 
Với bộ mặt “cơng cơng”, với bộ dạng "đao búa”, với những cơn say và những tiếng chửi, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Đây là lần đầu sau khi ra tù, Chí đến Bá Kiến với ý định trả thù. Nhưng ý đồ ấy còn mơ hồ và nhanh chóng bị đánh gục trước sự xảo quyệt của cụ Bá. Chỉ mấy lời ngọt nhạt, vài cử chí tỏ ra ân cần, thân thiện, một bữa rượu và một đồng bạc, Bá Kiến đã khiến Chí Phèo thất bại ra về với niềm đắc ý hài hước và một bộ mặt tứa máu.
 
Song, tội ác của Bá Kiến còn lớn hơn khi hắn đẩy con người này xuống hàng thú vật, biến Chí Phèo thành công cụ của mình.
 
Đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với bộ dạng liều lĩnh và gàn dở, Chí Phèo đã rơi vào sách lược "dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò” của Bá Kiến. Từ đây, Chí Phèo trượt dài trên dốc tha hoá và hắn bị đẩy hẳn ra khỏi xã hội loài người. Nam Cao cố tình miêu tả trạng thái mất ý thức của nhân vật khi sử dụng biện pháp "vật hoá”. Cái mặt Chí không phải là mặt người mà là mặt của một con vật lạ. Chí tồn tại bằng đâm thuê chém mướn mà bản thân không ý thức được những hành động đâm chém, phá phách, đốt nhà, đòi nợ của mình. Hắn quên cả cuộc đời của chính hấn, không còn ý thức về sự tồn tại trong không gian, thời gian. Khi Chí Phèo vênh vênh tự đắc “anh hùng làng này có thằng nào bằng ta” cũng là lúc Chí Phèo rơi xuống vực thẳm. Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán sữa nhưng quyết không bán nhân phẩm còn Chí Phèo thì đã bán cả linh hồn, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Chí Phèo là một nhân vật độc đáo của dòng văn học hiện thực phê phán. Nỗi thống khổ của Chí là nỗi thống khổ tận cùng của loài người: bị huỷ diệt nhân cách.

Nam Cao đã khám phá ra một hiện thực mang tính quy luật: Sự nham hiểm, độc ác của tầng lớp thống trị đã tước đi nhân tính của những người dân vốn hiền lành, lương thiện. Luận về điều này, người ta thường dẫn chi tiết “cái lò gạch” như là mấu chốt cho kết cấu "đầu cuối tương ứng” và cho đó là hiện thân của cái vòng luẩn quẩn không lối thoát. Nhưng trong tác phẩm, tính quy luật còn thể hiện ở các nhân vật Năm Thọ, Binh Chức. Nam Cao không ngẫu nhiên dựng lên thế chân kiềng của ba nhân vật cùng loại trong tác phẩm. Năm Thọ, Binh Chức vừa là hiện thân, vừa là đồng dạng của Chí Phèo. Năm Thọ là dân “anh chị” có vai vế, lại thêm “đầu bò, đầu bướu”. Đó là một thái cực. Binh Chức là thái cực bên kia vốn an phận, nhu nhược và hèn hạ; còn Chí Phèo ở trung độ: hiền lành, khoẻ mạnh - hiền không đến mức nhu nhược, an phận như Binh Chức và khoẻ không đủ mạnh để thành “đầu bò” như Năm Thọ. Như vậy, ba điểm xuất phát của ba nhân vật khác nhau. Ba số phận, ba cuộc đời, ba con đường với những diễn biến khác nhau, cuối cùng lại chung một kết cục: quỷ dữ. Miêu tả điểu này, Nam Cao dã khiến cho tính quy luật của sự tha hoá trở nên chặt chẽ, khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần.
 
Bi kịch của Chí Phèo còn là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
 
Làng Vũ Đại là hình tượng một vùng nông thôn điển hình trong tác phẩm Nam Cao. Làng Vũ Đại vừa có điểm giống vừa có nhiều điểm khác với nhiều thôn làng Việt Nam trong các tác phẩm văn học thời bấy giờ. Nơi đây cũng rất nghèo, gồm những con người lam lũ, đói khổ. Nhưng làng Vũ Đại xác xơ, tiêu điều, hoang vắng đến rợn người. Bằng trực cảm nhạy bén và bằng sự từng trải, thấu hiểu sâu sắc cuộc sống thôn quê, Nam Cao còn chỉ ra tình trạng tan rã của quan hệ làng xã. Chính xã hội bạo tàn đã bóp chết quan hệ nhân ái tốt đẹp giữa người với người. Người nông dân không chí chịu áp bức bóc lột của giai cấp thống trị mà ngay trong cộng đồng giai cấp với nhau, họ không còn là chỗ dựa tinh thần của nhau. Cuộc sống quá bi đát đã biến họ thành "tàn nhẫn”, "ích kỉ”, “ti tiện”. Xét ở một góc độ nào đó, ta nhận thấy tư tưởng Nam Cao rất gần với Lỗ Tấn. Nam Cao cũng đã "bắt mạch""chẩn đoán" những căn bệnh thời đại mình.
 
Không chí Bá Kiến mà cả làng Vũ Đại đã đẩy Chí Phèo vào bước đường cùng, biến Chí thành con quỷ dữ, làm nên bi kịch của cuộc đời Chí.
 
Tiếng chửi của Chí là tiếng chửi của một thằng say. Nhưng thật ra, đó là khát vọng được đối thoại theo cách của kẻ say, khát vọng được giao tiếp với đồng loại. Nếu chịu khó lắng nghe và suy ngẫm, ta sẽ nhận ra sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ. Chí Phèo chửi những ai? Chí chửi Trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại; Chí còn chửi “cha đứa nào không chửi nhau với hắn”, rồi chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra cái thân hắn”... Đó là những tiếng chửi đầy chất bi hài.
 
Dù say, nhưng dường như Chí Phèo vẫn cảm nhận thấm thía nông nỗi khốn khổ của thân phận không cha, không mẹ, không tấc đất cắm dùi và cả không được là người nữa. Mà tiếng chửi lại vu vơ rơi vào hố sâu đen ngòm của sự im lặng, mất hút vào sự tăm tối thê thảm. Người ta không chửi, không can vì không ai coi Chí là người. Đáp lại lời Chí chỉ có hai con chó‘. Khắp cõi nhân gian Vũ Đại thờ ơ, hờ hững đến lạnh lùng tàn nhẫn.
 
Trước khi đi tù, Chí Phèo là “thằng cùng hơn cả dân cùng”. Nhưng Chí Phèo còn được coi là một con người: còn nhỏ thì được người ta nhặt về nuôi; lớn lên thì được người ta thuê làm việc; khi trưởng thành một gã trai khoẻ mạnh thậm chí còn được một kẻ đàn bà dâm đãng đam mê (cho dù đó là hành vi chưa mang tính người).
 
Đi tù về, Chí Phèo chửi bới, gây sự với tất cả, nhưng tất cả đã không chấp nhận Chí là người. Họ sợ, họ xa lánh, họ xua đuổi Chí. Ngôi lều nát của Chí ở cạnh bờ sông đã trở thành ốc đảo hoang vu không một bóng người (trừ Thị Nở).
 
Đừng tưởng Bá Kiến dỗ dành Chí, thậm chí còn mơn trớn nhận họ hàng với Chí là Bá Kiến coi Chí là người. Chí Phèo chỉ là công cụ không hơn. Mà thực tế trong cái xã hội làng Vũ Đại kia thì cha con Bá Kiến cũng chỉ là quỷ đội lốt người mà thôi. Bá Kiến bắt tay Chí Phèo là bắt đầu cho những giao ước của loài quỷ sứ.
 
Bà cô Thị Nở không mặt đối mặt mà gián tiếp chửi Chí Phèo thông qua thị Nở. Lời bà ta là cụ thể hóa thành kiến, định kiến của làng Vũ Đại đối với Chí. Trong cái nhìn “ráo hoảnh”, trong những lời độc địa là thái độ tàn nhẫn. Chí Phèo không cha, lỗi đâu ở Chí - đáng lẽ phải thương Chí thì người ta lại coi đó là sự sỉ nhục, khinh bi.
 
Chính bà cô Thị Nở đã phá vỡ mối tình vừa mới nhen lên, đẩy Chí vào điểm nút cuối cùng của sự tuyệt vọng khiến Chí phải tìm đến một cách giải thoát duy nhất: chết. Ngay cái chết của Chí Phèo cũng thật đáng sợ. Cuộc đời oan nghiệt đến mức trước khi chết, lão Hạc phải chuẩn bị tiền cho đám ma của mình, nhưng dù sao, lão còn nhận được sự xót thương, mủi lòng của người sống. Chí Phèo chết trong sự cô độc, không gì cô độc hơn, tủi nhục hơn khi người ta chết đi không có lấy một giọt nước mắt. Chết mà người ta mừng!
 
Nam Cao đã nhìn và lí giải hiện thực nông thôn thật mới mẻ. Ông không tìm những vẻ đẹp thi vị và không dừng ở phản ánh tình trạng đói khát mà còn đi xa hơn phân tích kết quả của áp bức và đói khát: kẻ thì biến thành quỷ, kẻ thì dở ngây dở dại, kẻ thì cạn tình người, rồi thì sinh ra định kiến, hằn học, chỉ có cường hào và hạng cùng đinh, không có thân sĩ, trình độ văn hoá hầu như không có. Đó là một môi trường sống đáng sợ. Người ta độc ác mà không biết minh độc ác, người ta mê muội mà không biết minh mê muội. Sự cạn tình và vô tinh có thể sẽ giết chết con người.
 
Đúng là Nam Cao đã yêu con người, thương con người và yêu thương làng quê bằng một tinh yêu đau đớn. Có phải vì thế mà nhà văn mảnh khảnh thư sinh ấy thỉnh thoảng lại thấy nhói lên phía ngực trái?
 
Chí Phèo còn có bi kịch về “tình yêu”- đó là màn cuối của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
 
Thị Nở là nhân vật có vị trí quan trọng trong tác phẩm. Nam Cao đã dành một phần bút lực để khắc họa thành công nhân vật này. Thị Nở là một phụ nữ mà tạo hoá bất công bắt tất cả đều méo mó, xộc xệch: từ hình dạng đến cách ngồi, điệu đi, ý nghĩ, hành động.

Cuộc gặp gỡ của Thị Nở với Chí Phèo chủ yếu sinh ra từ khát vọng của nhà văn muốn khám phá tận cùng bản chất con người với một trái tim yêu thương. Vả lại, nếu Thị Nở không là người xấu xí, dở hơi như thế thì chắc thị chẳng dám qua lại căn lều nát của Chí Phèo. Đó là một lô-gíc được tính toán một cách chặt chẽ.
 
Cốt truyện chủ yếu được tổ chức trên hai trục chính: trục thứ nhất xoay quanh mối quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến gắn liền với sự huỷ diệt linh hồn của Chí Phèo; trục thứ hai xoay quanh quan hệ Chí Phèo - Thị Nở gắn với sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo.
 
Chí Phèo là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bất cứ một người đàn bà binh thường nào cũng sẽ hoảng sợ không dám đến gần. Vậy muốn tạo dựng cho Chí một “mối tình”, ắt hẳn phải có một nhân vật khác thường. Có như thế, nhân vật ấy mới có thể yêu thương được Chí.
 
Thị Nở đến với Chí Phèo bằng một tình thương chất phác, nguyên sơ. Bát cháo hành giản dị, mộc mạc nhưng đã đánh thức được một tâm hồn tưởng như đã hoàn toàn tê liệt của Chí Phèo. Từ chỗ đánh thức bản năng, Thị Nở dã đánh thức cảm giác, cảm xúc, và tất cả suy nghĩ bình thường... của Chí. Chí nghe được âm thanh của tiếng chim hót, tiếng trao đổi của người đi chợ về, tiếng gõ cá của anh thuyền chài,... Thiên nhiên và cuộc sống tưởng đã chết, bỗng sống lại và có ý nghĩa rất lớn đối với Chí Phèo.
 
Bằng thiên chức bẩm sinh của người đàn bà, Thị Nở đã đưa Chí Phèo trở về với con người.
 
Nhưng quan trọng hơn, nhờ Thị Nở mà Chí nhận ra một điều giản dị: "Người ta có thể cho chứ không phải bao giờ cũng cướp giật". Đặc biệt, Chí hồi tưởng về quá khứ với những ước mơ giản dị: “Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, trong chuồng nuôi vài con heo”... Chí cũng tỉnh thức về bản thân, về những điều sâu xa: tuổi già, đói rét, ốm đau, cô độc,... “Cô độc còn đáng sợ hơn cả đói rét ốm đau”. Chí nhận ra mình đã bước đến “cái dốc bên kia” của đời một con người...
 
Tác giả miêu tả những chi tiết, những ý nghĩ của nhân vật hết sức cảm động khi nhân vật bộc lộ những phẩm chất người. Chí nao nao buồn, run rẩy, ngạc nhiên, có lúc đôi mắt hình như "ươn ướt". Chí hối hận về quãng đời đã qua và bộc lộ những khát vọng hết sức thành thật, giản dị về những gì sắp tới: “Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao”. Từ một kẻ lưu manh, Chí Phèo khát khao trở lại làm người lương thiện. Thị Nở là người duy nhất nhận ra chất người của Chí: “Sao có lúc hắn hiền như đất”. Đối với cuộc đời, Thị Nở có thể chỉ là một dị nhân nhưng đối với Chí Phèo - Thị Nở là một người tuyệt vời, thị là chỗ dựa tinh thần, là hạnh phúc lớn lao đối với Chí.
 
Nam Cao đã khám phá và khẳng định bản chất người cho dù có bị huỷ diệt thì vẫn có điều bất diệt, như một đốm than tưởng như nguội lạnh nhưng nếu biết khơi dậy thì nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa. Nhà văn không chỉ đồng cảm mà còn trân trọng, nâng niu những đốm sáng nhân tính của con người đang có nguy cơ lụi tắt vĩnh viễn.
 
Đặt Chí Phèo vào cuộc đời Thị Nở, gắn kết hai số phận với nhau, Nam Cao đã đặt họ vào một canh bạc đã biết trước phần thua. Thị Nở cũng chỉ là nạn nhân, thị đâu có làm chủ được cuộc đời mình, nói gì đến làm chỗ dựa tinh thần cho ai? Đặt nhân vật vào canh bạc cuối cùng để nhân vật tay trắng, Nam Cao đã đi đến tận cùng của bi kịch, tận cùng của đau thương.
 
Hành động bỏ đi của Thị Nở trực tiếp đẩy Chí Phèo vào tuyệt vọng, cô độc. Trong tuyệt vọng, Chí Phèo lại tìm đến rượu nhưng khác lần uống rượu trước đây, Chí Phèo càng uống càng tính và “Chí ôm mặt khóc rưng rức”- Chí khóc cho chính thân phận mình. Trước đây nếu Chí có khóc là khóc ra rượu còn giờ đây Chí mới thực sự khóc ra nước mắt - giọt nước mắt mặn chát những đau đớn quằn quại của kiếp người.
 
Từ ý thức về tình trạng bi kịch của bản thân đến hành động giết Bá Kiến là một điều tất yếu. Đây là lần thứ ba, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, và đây cũng là một chi tiết có ý nghĩa sâu sắc- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với nhận thức đúng đắn chứ không mơ hồ như lần thứ nhất, hay gàn dở như lần thứ hai. Đây là cuộc đụng độ giữa hai cá nhân, đồng thời cũng là cuộc đụng độ của hai giai cấp. Xảo quyệt như Bá Kiến mà lần này cũng không đủ khả năng để hiểu Chí Phèo, như vậy cũng không còn khả năng thống trị nữa. Đặc biệt tiếng cười ha hả của Bá Kiến là sự nhạo báng vào khát vọng thành thực và thiêng liêng của Chí. Đó là sự xúc phạm không thể tha thứ. Bá Kiến phải chết. Chí Phèo nhận rõ được kẻ thù của mình. Câu hỏi: “Ai cho tao lương thiện?” không cần trả lời bởi đó là vừa là khát vọng, vừa là lời cảnh cáo, đồng thời cũng là tiếng kêu tuyệt vọng của Chí Phèo.
 
Nỗi đau nhức nhối của Chí còn thể hiện ở câu tự vấn: “Làm thế nào mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” Câu cuối cùng mới thực sự là câu kết cho một tấn bi kịch đầy xót xa: “Tao không thể làm người lương thiện được nữa”. Không muốn làm con quỷ mà không thể làm người lương thiện được nữa tất phải chọn con đường giải thoát độc nhất: cái chết!
 
Xét chi tiết này, có ý kiến cho là hành động vô thức của kẻ say. Có người lại cho đây chỉ là một vụ giết người trong số nhiều vụ giết người của một tên lưu manh. Thực ra, hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo là quá trình tất yếu trên cơ sở miêu tả quy luật tâm lí nhân vật một cách đầy sức thuyết phục. Tác phẩm chứng tỏ một cảm quan nghệ thuật nhạy bén. Tính khốc liệt của xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam không gì xoa dịu ngoại trừ giải quyết bằng máu. Đó cũng chính là tài năng của một nhà vãn hiện thực xuất sắc.
 
Nam Cao đã dựng lên tấn bi kịch của con người thông qua nhân vật Chí Phèo, bằng tinh nhân đạo đặc biệt sấu sắc và cảm động, với những biểu hiện độc đáo chưa từng có dưới ngòi bút của các bậc nhà văn đàn anh khác.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ 123B
iwin ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
 ⇔ https://iwin20.com/
iwin ⇔  ⇔ https://iwin683.com/ ⇔ ko66
bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
 ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://elpedrallodge.com/ ⇔ SV66 ⇔
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://louisvuittonoutletstores.com.co/ ⇔
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://trihoinachantoan.com/ ⇔ u888
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88
https://tp88.finance/ ⇔
https://maxmadesign.com/ ⇔
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây