Học tốt Vật lí 11 bài 34: Kính thiên văn
2019-08-04T12:47:46-04:00
2019-08-04T12:47:46-04:00
https://sachgiai.com/Vat-ly/hoc-tot-vat-li-11-bai-34-kinh-thien-van-11841.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 04/08/2019 12:47
Học tốt Vật lí 11 bài 34: Kính thiên văn
A/ Kiến thức cơ bản
1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn:
- Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa.
- Kính thiên văn có hai bộ phận chính
• Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (nhiều mét)
• Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
• Vật kính và thị kính có chung quang trục và khoảng cách giữa 2 kính có thể thay đổi được.
2. Số bội giác của kính thiên văn:
Khi ngắm chừng ở vô cực.
G∞=
B/ TRẢ LỜI CÂU HỎI C1 SGK VẬT LÝ 11 BÀI 34: Kính thiên văn
C1. Tại sao khi điều chỉnh kính thiên văn, ta không phải dời toàn bộ kính như với kính hiển vi?
Giải:
Khi điều chỉnh kính thiên văn, ta không phải dời toàn bộ kính như kính hiển vi, vì vật ở xa vô cực.
C/ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK VẬT LÝ 11 BÀI 34 TRANG 216
1. Nêu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.
Trả lời:
Công dụng của kính thiên văn: là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa.
Cấu tạo của kính thiên văn:
- Kính thiên văn có hai bộ phận chính:
• Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (nhiều mét)
• Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
• Vật kính và thị kính có chung quang trục và khoảng cách giữa 2 kính có thể thay đổi được.
2. Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Trả lời:
Xem hình 34.1
3. Viết công thức về số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Trả lời:
Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực: G∞=
4. Giải thích tại sao tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn.
Trả lời:
Từ công thức độ bội giác của kính thiên văn ta thấy tiêu cự của vật kính lớn thì G∞ lớn.
* Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn. Xét các biểu thức:
(1) f1+f2
(2)
(3).
Hãy chọn đáp án đúng ở các bài tập từ số 5 và 6 dưới đây.
5. Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng vô cực có biểu thức:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Biểu thức khác
Trả lời:
Đáp án: B
6. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Biểu thức khác
Trả lời:
Đáp án: A
Vì khi ngắm chừng ở vô cực thì F’1 = F2 nên khoảng cách giữa hai kính là:
O1O2 = f1 + f2
7. Vật kính của một kính thiên văn dùng ở trường học có tiêu cự f1 = 1,2m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4cm.
Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Khoảng cách giữa hai kính:
O1O2 = 1,2 + 4.10-2 = 1,24m = 124cm
Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực
G∞= = = 30
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.