Học tốt Vật lí 12, bài 37: Phóng xạ
2019-08-17T12:50:57-04:00
2019-08-17T12:50:57-04:00
https://sachgiai.com/Vat-ly/hoc-tot-vat-li-12-bai-37-phong-xa-11914.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ bảy - 17/08/2019 12:50
Hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản cần nhớ, hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa và giải bài tập Vật lí 12, bài 37: Phóng xạ
A. Kiến thức cơ bản
1. Hiện tượng phóng xạ: là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo). Quá trình phân hủy này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Hạt nhân tự phân hủy gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân hủy gọi là hạt nhân con.
2. Các dạng tia phóng xạ
Phóng xạ α: Tia α là dòng các hạt nhân He (X → Y + He)
Phóng xạ β-: Tia β- là dòng các electron e(X → Y + e)
Phóng xạ β+: Tia β+ là dòng các poziton e (X → Y + e)
Phóng xạ γ: Tia γ là sóng điện từ.
3. Định luật phóng xạ
Số hạt nhân phóng xạ giảm theo quy luật hàm số mũ N = N0e-γt
4. Chu kì bán rã T: là thời gian qua đó số lượng các hạt nhân còn lại là 50%.
T = =
λ: Hằng số phóng xạ (s-1)
5. Độ phóng xạ
Độ phóng xạ tại thời điểm t được đo bằng tích của hằng số phóng xạ λ và số lượng hạt nhân phóng xạ ở thời điểm đó.
H = λN
Đơn vị của H là Becơren (Bq) và Curi (Ci)
1Bq = 1 phân rã/s
1Ci = 3,7.1010Bq
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI C1 SGK VẬT LÝ 12 BÀI 37
C1. Chứng mình rằng, sau thời gian t = xT thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là:
N =
Giải:
Ta có λ=
-λt = - ln2 T
-λt ln e = - ln2 T
ln e-γt =ln
e-γt =
N = N0e-γt = N0
Sau thời gian t = xT, số hạt nhân phóng xạ còn lại là
N = = N0 =N0=
C. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK VẬT LÝ 12 BÀI 37 TRANG 194
1. Một hạt nhân X phóng xạ α, β-, β+, γ, hãy hoàn chính bảng sau:
Phóng xạ |
Z |
A |
Thay đổi |
Không đổi |
Thay đổi |
Không đổi |
α
β-
β+
γ |
|
|
|
|
Giải:
Phóng xạ |
Z |
A |
Thay đổi |
Không đổi |
Thay đổi |
Không đổi |
α
β-
β+
γ |
Giảm 2
Tăng 1
Giảm 1 |
Không đổi
x |
Giảm 4 |
x
x
x |
2. Hãy chọn câu đúng.
Quá trình phóng xạ hạt nhân:
A. Thu năng lượng
B. Tỏa năng lượng.
C. Không thu, không tỏa năng lượng.
D. Có trường hợp thu, có trường hợp tỏa năng lượng.
Giải:
Chọn đáp án B. Quá trình phóng xạ hạt nhân tỏa năng lượng.
3. Trong số các tia: α, β-, β+, γ, tia nào đâm xuyên mạnh nhất? Tia nào đâm xuyên yếu nhất?
Giải:
Khả năng đâm xuyên tia γ là mạnh nhất vì bước sóng ngắn nhất, năng lượng lớn nhất.
Khả năng đâm xuyên tia α là yếu nhất vì bước dài nhất, năng lượng nhỏ nhất.
4. Quá trình phóng xạ nào không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân?
A Phóng xạ α.
B. Phóng xạ β-
C. Phóng xạ β+.
D. Phóng xạ γ.
Giải:
Chọn đáp án D.
a. Phóng xạ α:
X → He + Y
Hạt nhân con ở vị trí lùi hai ô so với hạt nhân mẹ.
b. Phóng xạ β-:
X → e + Y
Hạt nhân con ở vị trí tiến một ô so với hạt nhân mẹ
c. Phóng xạ β+:
X → e + Y
Hạt nhân con ở vị trí lùi một ô so với hạt nhân mẹ
d. Phóng xạ γ
Tia γ có bản chất là sóng điện từ nên không có sự biến đổi hạt nhân.
5. Hãy chọn câu đúng.
Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt nhân phân hủy giảm đi với thời gian t theo quy luật.
A. -αt + β (α, β > 0)
B.
C.
D. e-λt
Giải:
Chọn đáp án D. Số lượng hạt nhân giảm theo hàm mũ:
N = N0e-λt
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.