Học tốt Vật lí 12, bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
2019-08-08T09:52:01-04:00
2019-08-08T09:52:01-04:00
https://sachgiai.com/Vat-ly/hoc-tot-vat-li-12-bai-7-song-co-va-su-truyen-song-co-11856.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ năm - 08/08/2019 09:52
Hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản cần nhớ, hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa và giải bài tập Vật lí 12, bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
A. Kiến thức cơ bản
1. Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
Sóng cơ không truyền được trong chân không.
2. Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên mặt nước.
3. Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Sóng dọc truyền được trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
4. Các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ
• Biên độ sóng A: là biên độ dao động của một phần tử trong môi trường có sóng truyền qua.
• Chu kì, tần số sóng f =
Bước sóng: Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong thời gian một chu kì.
Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử gần nhất trên cùng phương truyền sóng và dao động cùng pha. λ = vT=
• Năng lượng sóng: Là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường mà sóng truyền qua.
5. Phương trình sóng tại một điểm M cách nguồn O một đoạn x
Phương trình tại nguồn u0= Acos2π
Phương trình tại M cáchO một đoạn x:
UM= Acosω => UM= Acos2π
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI C1, C2, C3 SGK VẬT LÝ 12 BÀI 7
C1. Khi O dao dộng, ta trông thấy gì trên mặt nước?
Trả lời:
Khi O dao động, ta thấy các gợn sóng hình tròn đồng tâm O lan dần ra trên mặt nước.
C2. Hãy vẽ mũi tên chỉ chuyển động của phần tử M khi sóng truyền từ trái sang phải (H.7.4).
Trả lời:
Theo giả thiết, sóng truyền từ trái sang phải.
Xét thêm điểm A có li độ cực đại, ta thấy rằng dao động sẽ truyền từ A đến M, do đó điểm M đang có hướng dao động đi lên như hình vẽ.
C3. Dựa vào hình 7.5, hãy tìm những điểm dao động đồng pha với nhau.
Trả lời:
Những điểm dao động đồng pha
- A, E - B, F
- C, G - D, H
C. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SGK VẬT LÝ 12 BÀI 7 TRANG 40
1. Sóng cơ là gì?
Trả lời:
Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
2. Thế nào là sóng ngang? Thế nào là sóng dọc?
Trả lời:
• Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
• Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
3. Bước sóng là gì?
Trả lời:
Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong thời gian một chu kì.
λ = vT=
4. Viết phương trình sóng.
Trả lời:
Phương trình sóng của một sóng hình sin truyền theo trục x.
UM= Acos2π
5. Tại sao ta nói sóng vừa có tinh tuần hoàn theo thời gian, vừa có tính tuần hoàn trong không gian?
Trả lời:
Vì phương trình sóng có dạng
UM= Acos2π phụ thuộc vào t và x, nên sóng vừa có tính tuần hoàn theo thời gian t vừa có tính tuần hoàn theo không gian x.
6. Sóng cơ là gì?
A. Là dao động lan truyền trong một môi trường.
B. Là dao động của mọi điểm trong một mòi trường.
C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. Là sự truyền chuyển dộng của các phần từ trong một môi trường.
Trả lời:
Chọn đáp án A. Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
7. Chọn câu đúng.
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
Trả lời:
Chọn đáp án C. Sóng dọc là sóng trong đó có phương dao động của các phần tử của môi trường trùng với phương truyền.
8. Trong thí nghiệm ở Hình 7.1, cần rung dao dộng với tần số 50 Hz. Ở một thời điểm t, người ta đo dược đường kính 5 gợn sóng liên tiếp, lần lượt bằng: 12,4 ; 14,3 ; 16,35 ; 18,3 và 20,45cm. Tính tốc độ truyền sóng.
Trả lời:
Bước sóng được tính là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp λ = R2 – R1 (với R là bán kính của sóng)
λ1= - = 0,95 (cm)
λ2= - = 1,025 (cm)
λ3= - = 0,975 (cm)
λ4= - = 1,075 (cm)
Bước sóng trung bình: = = 1,00625 (cm)
Tốc độ truyền sóng:
C = f = 50,3125 (cm/s)
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.