Những tác dụng thần kỳ của củ tỏi

Thứ ba - 06/10/2015 00:36
Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.
Những tác dụng thần kỳ của củ tỏi
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
 
Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ungthư nguy hiểm.
 
Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa cácbệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
 
Trong y học,tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi đển goài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
 
Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:
 
1. Cảm cúm
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.
- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
 
2. Đầy bụng, khó tiêu
- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
 
3. Ho, viêm họng
- Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
 
4. Thấp khớp, đau nhức xương
- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
 
5. Tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
 
6. Huyết áp cao, tụ huyết khối
- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
- Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
 
 
7. Tỏi chống ung thư
- Tỏi có chứa chất allium trở thành “khắc tinh” của các loại ung thư như ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang.

- Riêng ung thư vú, tỏi có tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư (carcinogens) tấn công vào các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi có tác dụng kháng ung thư gồm diallye disulphide và s-allystein. Những hợp chất này chỉ “lộ diện” khi tỏi bị đâm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, trong tỏi cũng có một hợp chất kháng ung bướu “tên tuổi” là ajoenes.

- Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
 
- Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
 
8. Đặc tính sát khuẩn
- Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).
 
9. Giảm sưng tấy; chữa vết thương do muỗi đốt
- Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.
- Ngoài ra, bạn sẽ tránh được nhiều muỗi hơn nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi vào ban ngày. Bạn có thể sử dụng nó để đẩy lùi muỗi vào ban đêm bằng cách đặt nhánh tỏi ở nơi có muỗi, hay thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở.

10. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
- Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
 
- Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
 
- Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter - các nhà khoahọc vừa phát hiện.
 
- Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.
 
- Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.
 
Dấm Tỏi tốt cho sức khoẻ
 
11. Có vai trò như một loại Viagra
- Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

12.  Trị bệnh tim mạch
- Bằng thế “đòn xóc 2 đầu”, tỏi vừa làm hạ mức “cholesterol xấu”, đồng thời làm tăng lượng “cholesterol tốt”, có tác dụng “dọn dẹp” những mảng xơ vữa đu bám vào thành mạch máu. Tỏi có tác dụng hạ lượng cholesterol tới 9% nếu chỉ cần nhai 2 tép mỗi ngày. 

- Tỏi cũng có tác dụng bảo vệ các động mạch chủ. Đây là những mạch máu của tim có tác dụng duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập.

- Tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ gây ra sự xơ cứng đối với các động mạch chủ. Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa các động mạch chủ cũng như giúp chúng linh hoạt và dẻo dai hơn.

13. Trị cao huyết áp
- Tỏi có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu nhờ vào chất ajioene. Chất này còn ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.

- Nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân ở những vùng nào tiêu thụ nhiều tỏi thì ở đấy, họ hiếm gặp các bệnh về huyết áp và tim mạch. Y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu đã dùng tỏi để trị đau thắt ngực hoặc rối loạn tuần hoàn máu.

14. Trị nhiễm trùng
- Người ta đã phát hiện ra đặc tính kháng khuẩn của tỏi từ năm 1858 khi Louis Pasteur khám phá rằng tế bào vi khuẩn sẽ bị chết nếu được thấm tỏi. Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, các bác sĩ Anh đã dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ.

- Albert Schweitzer (nhà triết học và là bác sĩ người Đức gốc Pháp) đã dùng tỏi để trị bệnh sốt phát ban (typhus) và bệnh dịch tả (cholera). Không những có tính kháng khuẩn, tỏi còn có tính kháng nấm và kháng virus.

15. Các công dụng khác
- Tỏi còn được dùng để điều trị mụn, đau nhức răng, chứng đau họng, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan…

Lưu ý: không dùng Tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây