Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 22: T, t, Tr, tr - Sách kết nối tri thức với cuộc sống
I. MỤC TIÊU
* Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm t, tr hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ;
- Viết đúng các chữ t, tr; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ t, tr.
- Phát triển vốn tử dựa trên những từ ngữ chứa các âm t, tr có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Bảo vệ môi trường được gợi ý trong tranh.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh Nam tô bức tranh cây tre; tranh hồ cá; tranh cá heo).
- Cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước (thông qua cảnh vật, cây cối).
II. CHUẨN BỊ
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm t, âm tr
- GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm t, âm tr
- Hiểu biết sơ giản về tập tính, môi trường sống của một số loài vật có tên gọi bắt đầu bằng t, tr xuất hiện trong bài như: sư tử, cá trẻ,.
- Sư tử: là loài thú họ mèo duy nhất có lông đuôi, có bờm; thường sống ở khu vực savan (đồng cỏ) và thảo nguyên.
- Cá trê là loài cá nước ngọt, da trơn, sống dưới tầng đáy, có râu ở đầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động
- HS ôn lại chữ r, s. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ r, s
- HS viết chữ r, s
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.
GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam tô bức tranh cây tre.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm t, âm tr và giới thiệu chữ ghi âm t, âm tr.
3. Đọc HS luyện đọc âm
a. Đọc âm
- GV đưa chữ t lên bảng để giúp HS nhận biết chữ t trong bài học.
- GV đọc mẫu âm t
- GV yêu cầu HS đọc.
-Tương tự với âm tr
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm t ở nhóm thứ nhất.
•GV đưa các tiếng chứa âm g ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm t).
• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm t đang học.
• GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm t đang học.
+ Đọc trơn các tiếng chứa âm t đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm,
+ GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.
Ghép chữ cái tạo tiếng
+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa g.
+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
Tương tự âm tr
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ô tô, sư tử, cá trê, tre ngà
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ
GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh.
- GV cho từ ô tô xuất hiện dưới tranh.
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ô tô, đọc trơn từ ô tô.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với sư tử, cá trê, tre ngà
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc.
- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ t , chữ tr và hướng dẫn HS quan sát.
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ t , chữ tr.
- HS viết chữ t, chữ tr (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. |
-Hs chơi
-HS viết
-Hs trả lời
-Hs trả lời
- HS nói theo.
- HS đọc
- HS đọc
-Hs quan sát
-Hs lắng nghe
-Một số (4 5) HS đọc âm t, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs lắng nghe
-HS đánh vần
-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc
-HS ghép
-HS phân tích
-HS đọc
-HS quan sát
-HS nói
-HS quan sát
-HS phân tích và đánh vần
-HS đọc
-HS đọc
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs lắng nghe
-HS viết
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ t, chữ tr HS tô chữ t, chữ trr (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- HS đọc thầm câu
- Tìm tiếng có âm t
- GV đọc mẫu
- HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV
- HS trả lời câu hỏi về nội dung câu văn đã đọc:
Hà làm gì?
Hồ thế nào?
Hồ có những cá gì?
Có cần phải bảo vệ môi trường của hồ không?
GV và HS thống nhất câu trả lời.
Tương tự với âm tr
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nhận xét về hành động của bạn nhỏ trong tranh nhấn mạnh hậu quả của hành động đó)?
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Vì sao cá heo bị chết?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá heo?
- HS chia nhóm thảo luận trả lời từng câu hỏi theo gợi ý của GV.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm t, âm tr.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. |
- HS tô chữ t, chữ tr (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
-HS viết
-HS nhận xét
- HS đọc thẩm.
- Hs tìm
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát, nói.
- HS nói.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe |
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT R, S, T, TR
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm r, s, t, tr đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
r, s, t, tr
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
r, s, t, tr, rá, sẻ, tủ, tre. Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. |
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở. |