Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 45: Ôn tập và kể chuyện – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ năm - 17/09/2020 09:45
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 45: Ôn tập và kể chuyện - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các vần ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, iu,ưu ; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, ưu, iu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có những từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng suy luận, đánh giá, xử lí tình huống và rút ra bài học về tình thương yêu, quý mến người thân trong gia đình.
3.Thái độ
- Thêm yêu môn học.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của các vần ui, ti, ao, eo, au, âu, êu, ưu, iu; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ui, ưi, ao, eo, au, àu, êu, ưu, iu; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.
- Tam Đảo: khu du lịch nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900m so với mực nước biển, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km. Phong cảnh nơi đây đẹp, yên tĩnh, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tam Đảo là nơi nghỉ dưỡng lí tưởng, đặc biệt là vào mùa hè.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS viết ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, iu,ưu
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
- GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). Ngoài những tiếng có trong SHS, nếu có thời gian ôn luyện, GV có thể cho HS đọc thêm các tiếng chứa vần được học trong tuần: vui, ngửi, cao, mèo, cau, nấu, đếu, địu, mưu.
- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ, lớp đọc trơn đóng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại HS tự đọc ở nhà.
3. Đọc đoạn HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Nghỉ hè, nhà Hà đi đâu?
Hà ngắm mây mù khi nào?
Mùa hè ở Tam Đảo như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Viết câu
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Tàu neo đậu ven bờ.” chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

-Hs viết


-Hs đọc




- HS đọc





- HS lắng nghe
- HS đọc



-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời


-Hs lắng nghe
-HS viết
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe
 
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có hai mẹ con đơn côi sống trong túp lều nhỏ. Người mẹ làm việc quá nhiều nên bị bệnh nặng. Nhà nghèo không có tiền mua thuốc cho mẹ, người con buồn rầu ngồi khóc.
Một cụ già râu tóc bạc trắng đi qua. Sau khi nghe cô bé kể lại câu chuyện, cụ bảo cô hãy đi đến gốc cây cổ thụ đầu rừng tìm bông hoa cúc màu trắng, có bốn cánh để làm thuốc cứu mẹ. Cô bé đi vào rừng, đến cây chỗ cụ già chỉ và thấy một bông cúc trắng. Cô hái bông hoa, nâng niu trên tay như là vật quý. Đột nhiên, cô bé lại nghe thấy tiếng cụ già vầng vẳng dặn rằng: Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ của con sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
Suy nghĩ một lát rồi cô bé nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất nhiều sợi nhỏ. Từ bông hoa chỉ có bốn cánh, giờ đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh nhỏ. Cô bé mang bông hoa chạy nhanh về nhà chữa bệnh cho mẹ. Mẹ của cô khỏi bệnh. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, dũng cảm và sự thông minh của cô bé.
(Theo Truyện cổ tích Nhật Bản)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lắn 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
Đoạn 1: Từ đầu đến buồn rầu ngồi khóc. GV hỏi HS:
1. Truyện có mấy nhân vật?
2. Vì sao người mẹ bị ốm?
Đoạn 2: Từ Một cụ già đến sống được bấy nhiêu ngày. GV hỏi HS:
3. Cô bé gặp ai?
4. Cụ già nói với cô bé điều gì?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
5. Cô bé đã làm gi để mẹ cô được sống lâu?
6. Nhờ đâu người mẹ khỏi bệnh?
- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.
c. HS kể chuyện
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cn tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV cho một số từ ngữ có những vần vừa ôn và HS đặt câu với những từ ngữ đó hoặc chơi trò chơi phù hợp (nếu còn thời gian). GV lưu ý HS ôn lại các vần vừa học và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.



























-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe


-Hs trả lời
-Hs trả lời


-Hs trả lời
-Hs trả lời

-Hs trả lời
-Hs trả lời
-HS kể



-HS kể









-HS lắng nghe

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây