I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 - 15 chữ).
3.Thái độ
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (âm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xe ca); âm “gờ” được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn gờ một chữ gờ kép gờ hai chữ); âm “ngờ” được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
2. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật
- Hoạt động nhóm. GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng lin nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nghe, nhận xét.
3. Đọc
Tết đang vào nhà
Hoa đào trước ngõ
Cười tươi sáng hồng
Hoa mai giữa vườn
Lung linh cánh trắng.
Sân nhà đây nắng
Mẹ phơi áo hoa.
Em dán tranh gà
Ông treo câu đối.
Tết đang vào nhà
Sắp thêm một tuổi
Đất trời nở hoa.
(Nguyễn Hồng Kiên)
- Gv yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ, tìm tiếng có chứa các vần ơi, ao, ăng.
- GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong bài thơ: Những câu thơ nào có tiếng chứa vần ơi?
- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.
- GV giải thích nghĩa từ câu đối (nếu cần) bằng cách cho HS xem tranh về câu đối. GV có thể nói thêm về câu đối. Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp. Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?
Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết?
Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
4. Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần di, ao, anh.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
5. Viết chính tả
- Từ tuần 17, HS chỉ viết cỡ chữ nhỏ. HS chép vào vở khổ thơ cuối của bài thơ. GV lưu ý HS xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố
- GV lưu ý HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà.
GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc. |
Hs chơi
-HS thảo luận
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- HS đọc
- Hs trả lời
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- HS thực hiện
- HS trình bày kết quả
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe, viết
-HS thực hiện
-HS lắng nghe |