Soạn giảng Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội, Tin học 11 ứng dụng KNTT

Thứ tư - 01/11/2023 03:08
Soạn giảng Tin học 11 Định hướng Tin học ứng dụng, Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội. Chủ đề 2.Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Sách kết nối tri thức với cuộc sống.
Soạn giảng Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội, Tin học 11 ứng dụng KNTT

THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI

Thời gian thực hiện: …… tiết

I. Mục tiêu
  • Về kiến thức
  • Học xong bài này, em sẽ:
    • Biết đánh dấu và phân loại thư điện tử.
    • Khai thác được một số chức năng nâng cao của mạng xã hội
  • Về năng lực
  • 2.1 Năng lực chung
    Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
    • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về thiết bị trợ thủ cá nhân.
    • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm thực hành sử dụng thiết bị số cá nhân.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hành giải quyết các nhiệm vụ của giáo viên đề ra.
    2.2 Năng lực tin học
    Hình thành, phát triển các năng lực:
    •  NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
    •  NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Về phẩm chất
  •     Hình thành và phát triển phẩm chất:
    • Ham học hỏi, tìm hiểu về thiết bị công nghệ.
    • Rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn
    II. Thiết bị dạy học và học liệu
    • Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.
    • Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa Tin học 11, sách giáo viên Tin học 11.
    III. Tiến hành dạy học
    Hoạt động 1: Khởi động
    a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
    b) Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi
    c) Sản phẩm: Tinh thần tham gia trò chơi của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    • GV dẫn dắt: Thư điện tử trong hộp thư thường được hiển thị theo trình tự thời gian thư được gửi tới. Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những cách giúp em tìm đọc lại những thư em đã nhận trước đây.
    • HS thảo luận và đưa ra phương án của mình.
    • GV ghi nhận đáp án, kiểm chứng ở cuối bài học
    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
    Hoạt động 2.1: Đánh dấu và phân loại thư điện tử
    a) Mục tiêu: Biết đánh dấu và phân loại thư điện tử.
    b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
    c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    NV1
    - GV cho HS đọc NV1 sgk, thảo luận nhóm để trả lời một số câu hỏi:
    + Vai trò của việc đánh dấu phân loại thư điện tử là gì?
    + Trình bày các dấu hiệu của thư quan trọng của Gmail.
    + Dựa vào hình 8.1 trong SGK chỉ ra những dấu hiệu thư được đánh dấu quan trọng.
    - GV thực hành làm việc trong phần mềm thư điện tử Gmail: Thao tác các bước thực hiện phân loại thư điện tử, tìm kiếm thư quan trọng theo yêu cầu.
    - GV yêu cầu các nhóm làm việc trong phần mềm thư điện tử Gmail thực hành theo hướng dẫn của GV.
    NV2
    - GV cho HS đọc NV2 sgk, thảo luận nhóm để trả lời một số câu hỏi:
    + Nhãn (Label) để làm gì?
    + Phân biệt được nhãn và thư mục
    + Trình bày các bước tạo nhãn
    - GV thực hành làm việc trong phần mềm thư điện tử Gmail: Thao tác các bước thực hiện tạo nhãn trong phần mềm Gmail, gán nhãn cho các thư mục có trong hộp thư đến
    - GV yêu cầu các nhóm làm việc trong phần mềm thư điện tử Gmail thực hành theo hướng dẫn của GV.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi
    - HS nghe GV giảng bài, trả lời câu hỏi của GV.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    - HS báo cáo kết quả trước lớp
    - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.
    1. Đánh dấu và phân loại thư điện tử
    a. Tìm hiểu dấu hiệu thư quan trọng trong Gmail
    - Việc đánh dấu, phân loại thư điện tử để sắp xếp hộp thư một cách hợp lý sẽ giúp việc sử dụng và tìm kiếm thư điện tử thuận tiện hơn.
    - Gmail hỗ trợ Tự động xác định và đánh dấu Thư thuộc loại quan trọng bằng dấu quan trọng màu vàng
    b. Sắp xếp phân loại thư trong Gmail bằng Nhãn
    - Sử dụng nhãn (Label) để sắp xếp, phân loại trong hộp thư đến giúp tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm lại các thư, tránh thất lạc thông tin ở các thư cũ và quản lý việc nhận thư từ các địa chỉ thư điện tử dễ dàng hơn
    Hoạt động 2.2: Khai thác một chức năng nâng cao của mạng xã hội
    a) Mục tiêu:Khai thác sử dụng một số ứng dụng và dữ liệu trên các thiết bị di động.
    b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
    c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    - GV cho HS đọc NV3 sgk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Fanpage là gì ?
    - GV thực hành thao tác tạo Fanpage.
    - GV yêu cầu các nhóm tạo Fanpage, thực hành theo hướng dẫn của GV.
    - GV lưu ý với HS: Việc tạo và quản lý cấp Fanpage để quảng bá thương hiệu của một số tổ chức hay trang thương mại điện tử được thực hiện theo cách tương tự.
    - GV thực hành thao tác thiết lập những người có thể xem bài viết của mình trong tương lai, thiết lập các quyền liên quan đến trang cá nhân và gắn thẻ.
    - GV yêu cầu các nhóm thiết lập những người có thể xem bài viết của mình trong tương lai, thiết lập các quyền liên quan đến trang cá nhân và gắn thẻ, thực hành theo hướng dẫn của GV.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    - HS lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu của GV phân công.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    - HS trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình. HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu thiếu).
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    - GV nhận xét, chuyển sang nội dung mới.
    2. Khai thác một chức năng nâng cao của mạng xã hội
    a. Tạo Fanpage trên Facebook
    HS thực hành theo nhóm.
    b. Tìm hiểu và cài đặt quyền riêng tư trên Facebook
    HS thực hành theo nhóm.
     
    Hoạt động 3: Luyện tập
    a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
    b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
    c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
    d) Tổ chức thực hiện:
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 42 sgk.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    • Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    • GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
    Hoạt động 4: Vận dụng
    a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
    b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
    c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 42 sgk.
    • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm.
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 42 sgk.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận theo cặp đôi.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    • Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    • GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

      Ý kiến bạn đọc

    THÀNH VIÊN

    Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây