I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Để có sự thống nhất giữa đạo đức với kỉ luật, chúng ta phải làm gì? Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Nghiêm khắc với bản thân.
B. Kiên trì, rèn luyện ý thức tự giác, lòng tự trọng;
C. Thường xuyên tự giác và tự kiểm tra công việc hằng ngày;
D. Cả 3 câu trên đúng.
Câu 2 (1 điểm). Hành vi nào dưới đây vừa biểu hiện phẩm chất đạo đức, vừa biểu hiện tính tôn trọng kỉ luật? Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Không đi học muộn, không làm việc riêng trong lớp.
B. Tuấn thường viết giấy cáo ốm khi lớp có hoạt động tập thể.
C. Khi đến phiên trực nhật lớp, Hoà thường đi học muộn, bạn phải trực nhật giúp.
D. Hải hay nhắc nhở rất to các bạn trong giờ học.
Câu 3 (1 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật? Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Ăn chắc mặc bền.
B. Ăn cần ở kiệm.
C. Ăn có chừng, chơi có độ.
D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
II. Tự luận: (7 điếm)
Câu 1 (5 điểm). Theo em, kỉ luật là gì? Người như thế nào là người có tính kỉ luật tự giác?
Câu 2 (2 điểm). Những biểu hiện nào thường gặp trong học sinh là những người học sinh vô kỉ luật, đạo đức kém?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 11
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: chọn câu D
Câu 2: chọn câu A
Câu 3: chọn câu C
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (5 điểm). Có hai yêu cầu:
* Học sinh nêu được: Kỉ luật là những quy định chung của một tập thể, cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động đế' đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. (3 điểm)
* Học sinh trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được: người có tính kỉ luật tự giác là người tự nguyện thực hiện những yêu cầu của kỉ luật mà không đợi ai nhắc nhở. (2 điểm)
Câu 2 (2 điểm). Học sinh nêu được hai trong số các biểu hiện sau: (mỗi ý đúng được 1 điểm)
- Gian dối trong kiểm tra và thi cử.
- Không làm bài tập.
- Trang phục khi đến lớp không phù hợp với lứa tuổi học sinh, không đúng với quy định của nhà trường.
- Ra vào lớp tuỳ tiện.
- Nghỉ học không viết đơn xin phép.
- Giả vờ ốm để xin cô miễn kiểm tra bài cũ, trốn học đi chơi...