I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A. Tính kỉ luật đảm bảo cho mọi việc được tiến hành thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
B. Kỉ luật chỉ dành riêng trong trường phổ thông.
C. Xã hội rất cần tính kỉ luật.
D. Kỉ luật là một trong những biện pháp hữu hiệu giáo dục học sinh.
Câu 2 (1 điểm). Hành vi nào sau đây vừa thể hiện phẩm chất đạo đức vừa thể hiện tính tôn trọng kỉ luật. Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu đúng nhất.
A. Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn.
B. Luôn nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
C. Luôn hôi hận khi làm điều sai trái.
D. Luôn sống chan hoà với mọi người.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (5 điểm). Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Em hãy nêu hai hành vi vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện kỉ luật?
Câu 2 (2 điểm). Em hãy giải thích câu danh ngôn sau: “Ai có kỉ luật, ai có tính kỉ luật người đó sẽ thắng” (Lê-nin).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 12
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Yêu cầu học sinh lựa chọn được: (mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm):
A: Đ;
B: S;
C: Đ;
D: Đ.
Câu 2 (1 điểm). Chọn câu B.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (5 điểm). Có hai yêu cầu:
* Học sinh nêu được: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật, là người có đạo đức. Người có kỉ luật là người biết tự trọng, tôn trọng người khác. (3 điểm)
* Học sinh nêu được hai trong số các hành vi sau đây: (2 điểm, mỗi ý đúng được 1 điểm):
- Làm bài tập đầy đủ khi đến lớp.
- Không nói chuyện trong giờ học.
- Không quay cóp trong khi kiểm tra và thi cử.
- Nghỉ học phải viết đơn xin phép...
Câu 2 (2 điểm). Học sinh trình bày theo cách của mình nhưng đảm bảo nêu được: Người có tính kỉ luật sẽ có sức mạnh vượt qua khó khăn đạt tới thành công, đồng thời được xã hội tôn trọng, đề cao.