CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
Trả lời:
Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc:
a. Miền Đông
Thuận lợi:
Từ vùng duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 105°Đ chiếm 50% diện tích cả nước. Địa hình thấp, chủ yếu là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam). Từ Nam lên Bắc khí hậu chuyển từ gió mùa cận nhiệt sang gió mùa ôn đới, mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng các loại cây ôn đới và phát triển chăn nuôi ở phía Bắc. Ở phía Nam phát triển các loại cây lương thực và cây công nghiệp cận nhiệt đới.
- Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu, than, quặng sắt thuận lợi cho ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, khai mỏ.
Khó khăn:
- Mưa mùa hạ thường gây lũ lụt ở các đồng bằng.
b. Miền Tây
Thuận lợi:
- Từ kinh tuyến 105°Đ về phía Tây, địa hình cao gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. Khí hậu núi cao và khí hậu ôn đới lục địa khô hạn (tạo nên hoang mạc và bán hoang mạc), lượng mưa ít nên sông ngòi ít, ngắn và mùa khô không có nước.
- Vùng có tài nguyên chủ yếu là rừng, đồng cỏ thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
- Khoáng sản giàu có, đa dạng thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Khó khăn:
- Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt dễ gây hiên tượng hoang mạc hóa.
- Địa hình miền núi gây trở ngại cho giao thông.
- Khoáng sản phân bố vùng núi khó khai thác và vận chuyển.
2. Dựa vào các hình 12.3. và 12.4 (trang 127 SGK), nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc.
Trả lời:
Đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc:
- Chiếm 1/5 dân số toàn cầu, với trên 50 nhóm dân tộc khác nhau, 90% dân số là người Hán. Người thiểu số sống ở miền núi và biên giới trong các khu tự trị.
- Phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở phía đông các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển; miền Tây dân cư thưa thớt.
- Thị dân chiếm 37% (2005), tập trung nhiều thành phố lớn ở miền Đông: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu.
- Tỉ suất gia tăng dân số ngày càng giảm: năm 1970 đạt 1,8 %, đến năm 2005 còn 0,6% nhờ chính sách dân số rất triệt để.
3. Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào ?
Trả lời:
Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc:
- Tỉ suất gia tăng dân số ngày càng giảm: năm 1970 đạt 1,8 %, đến năm 2005 còn 0,6%.
- Tư tưởng trọng nam tác động đến cơ cấu giới tính tạo ra sự chênh lệch lớn về giới trong dân cư và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động của đất nước.