CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Nêu những chính sách, biện pháp Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp.
Trả lời:
Những chính sách, biện pháp Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp:
+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, người nông dân được tự do lựa chọn cây trồng phù hợp đã chuyển đổi dần từ cây lương thực sang các loại cây khác để tăng giá trị các nông sản xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước.
+ Cải tạo xây dựng hạ tầng cơ sở: nhà nước hỗ trợ để cải thiện cơ sở hạ tầng đường giao thông, thuỷ lợi.
+ Đưa kĩ thuật mới, giống mới vào sản xuất.
+ Miễn thuế nông nghiệp, tăng giá nông sản, tổ chức các dịch vụ nông nghiệp...
2. Dựa vào số liệu của bảng 12.3 (trang 134 SGK), vẽ đồ thị và nhận xét về sản lượng lương thục của Trung Quốc trong thời kì 1985 - 2004.
Năm/ Sản phẩm |
1985 |
1995 |
2000 |
2004 |
Lương thực |
339,8 |
418,6 |
407,3 |
422,5 |
Trả lời:
a. Vẽ đồ thị về sản lượng lương thực của Trung Quốc thời kì 1985 - 2004.
b. Nhận xét về sản lượng lương thực của Trung Quốc thời kì 1985 - 2004.
- Sản lượng lương thực tăng từ 1985- 1995, năm 2000 giảm, đến 2004 lại tăng.
- Sản lượng lương thực từ 1985 - 2004 tăng 1,8 lần và chiếm vị trí hàng đầu trên thế giói.
- Sản lượng lương thực cao nhưng bình quân lương thực theo đầu người thấp vì dân số quá đông.
3. Vì sao sản lượng nông nghiệp Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông ?
Trả lời:
Sản lượng nông nghiệp Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền Đông có đầy đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp:
- Thuận lợi về vị trí địa lí, gần các quốc gia, khu vực phát triền kinh tế nên có thị trường rộng.
- Thuận lợi về điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn:
+ Diện tích đất nông nghiệp lớn, các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ôn đới và các loại cây nhiệt đới. Nguồn nước phong phú, cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Có nguồn thức ăn đồng cỏ tự nhiên và nguồn lương thực cung cấp đầy đủ cho ngành chăn nuôi gia súc. Có hệ thống sông, hồ, địa hình ven biển để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
- Thuận lợi về dân cư, các điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nơi tập trung dân cư đông cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Cơ sở hạ tầng đường giao thông, hệ thống thủy lợi đầy đủ, giải quyết vấn đề tưới tiêu và lưu thông phân phối.
+ Được sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp, thành tựu khoa học kĩ thuật và các ngành dịch vụ.