CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Trình bày kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc, phân tích những nguyên nhân đã đưa đến kết quả đó.
Trả lời:
a. Kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc:
- Phát triển năm ngành : chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
- Phát triển ngành công nghiệp kĩ thuật cao: điện tử, cơ khí chính xác và chế tạo tàu vũ trụ (Tàu Thần Châu V).
- Lượng hàng hóa sản xuất lớn, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về số lượng.
- Phát triển ngành công nghiệp địa phương (vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may), sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.
b. Những nguyên nhân đã đưa đến kết quả đó:
- Quá trình chuyển đổi công nghiệp từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” làm cho cơ chế thị trường được thiết lập. Các nhà máy, cơ sở sản xuất chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung phát triển năm ngành (chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng) là những ngành tăng năng suất nhanh, sinh lãi cao và đáp ứng được nhu cầu của người dân khi mức sống nâng cao. Phát triển ngành công nghiệp kĩ thuật cao điện tử, cơ khí chính xác và chế tạo tàu vũ trụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ với thị trường thế giới. Thành lập các khu chế xuất nên thu hút được nguồn đầu tư rất lớn
công nghệ.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản.
2. Sử dụng hình 12.7 (trang 132 SGK), nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.
Trả lời:
Nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc:
- Miền Đông, phân bố các trung tâm công nghiệp tập trung. Các trung tâm công nghiệp chính phân bố chủ yếu ở các vùng duyên hải tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương...
+ Ngành luyện kim: Phân bố ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung vì gần nguồn nguyên liệu và năng lượng: than và sắt.
+ Ngành cơ khí chế tạo máy, máy bay, điện tử, hóa dầu phân bố ở vùng Đông Bắc (Bắc Kinh, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân), lưu vực sông Trường Giang (Thượng Hải, Vù Hán, Trùng Khánh), duyên hải phía nam (Quảng Châu) vì gần nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn lao động kĩ thuật và thị trường.
+ Công nghiệp dệt: phân bố ở vùng Hoa Bắc ( Bắc Kinh, Thiên Tân) Hoa Trung (Nam Kinh, Vũ Hán), Quảng Châu, Lan Châu vì gần nguồn nguyên liệu (bông) và các vùng tập trung dân cư đông (nguồn lao động và tiêu thụ lớn).
- Miền Tây: phân bố các trung tâm công nghiệp thưa thớt do điều kiện khai thác, phát triển còn khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, dân cư thưa, thiếu nguồn lao động và thị trường.
2. Nhận xét về vai trò của công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc.
Trả lời:
Vai trò của công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc:
- Sử dụng nguồn lao động dư thừa và nguyên vật liệu có sẵn ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, hàng tiêu dùng.
- Tạo ra lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường nông thôn và thị trường trong nước, các ngành này cung cấp trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.
- Phục vụ đắc lực cho công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp.
- Giải quyết việc làm cho nguồn lao động dư thừa ở nông thôn.