Địa lí 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số
2019-10-17T10:21:46-04:00
2019-10-17T10:21:46-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-2-dan-so-va-gia-tang-dan-so-12516.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ tư - 16/10/2019 12:47
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số
A. Câu hỏi và trả lời
I. Số dân
Câu hỏi: Cho biết tình hình dân số, diện tích lãnh thổ nước ta so với các nước trên thế giới.
Trả lời:
Việt Nam là một nước đông dân, dân số 79,7 triệu người (năm 2002), đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 3 ở Đông Nam Á.
Diện tích lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.
II. Gia tăng dân số
Câu hỏi: Quan sát hình 2.1: Biểu đồ “biến đổi dân số của nước ta” (SGK), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
Hình 2.1. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta
Trả lời:
Dân số nước ta tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số (từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX).
Tốc độ gia tăng thay đổi qua từng giai đoạn, cao nhất gần 2% (năm 1954 - 1960). Từ 1976 đến 2003 có xu hướng giảm dần, thấp nhất là 1,3% (2003).
Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, nhưng hàng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.
Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần tuy còn chậm.
Câu hỏi: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.
Trả lời:
Dân số đông và tăng nhanh tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, về tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
Việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giải quyết nạn thất nghiệp, tình trạng thừa lao động, đảm bảo tốt việc nâng cao mức sống của người dân.
Câu hỏi: Dựa vào bảng 2.1, (SGK trang 8), hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.
Trả lời:
Các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Tây Bắc (2,19%), thấp nhất: Đồng bằng sông Hồng (1,11%).
Cao hơn trung bình cả nước: Tây Bắc (2,19%), Tây Nguyên (2,11%), Bắc Trung Bộ (1,47%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (1,46%).
III. Cơ cấu dân số
Câu hỏi: Dựa vào bảng 2.2, hãy nhận xét:
- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999.
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999.
Trả lời:
- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ đang có sự thay đổi theo thời gian (thời kì 1979 - 1999).
- Tỉ lệ tổng số nam, nữ giảm dần từ 3% xuống 2,6% và xuống còn 1,4%.
* Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi: nam từ 21,8 giảm xuống còn 17,4; nữ từ 20,7 giảm xuống còn 16,1.
- Nhóm tuổi từ 15 đến 19: nam tăng từ 23,8 lên 28,4; nữ từ 26,6 lên 30,0.
- Nhóm tuổi từ 60 trở lên: nam 2,9 - 3,4; nữ 4,2 - 4,7.
* Giải thích: Tỉ số giới tính (nam, nữ) không cân đối và thường thay đổi theo nhóm tuổi và thời gian.
* Kết luận: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đối, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động tăng lên.
Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu SGK trang 10, bảng 2.3, tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân sô nước ta thời kì 1979 - 1999 (%) - Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.
Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979 - 1999.
Trả lời:
- Trên hệ trục tọa độ, dựa vào các số liệu đã cho, vẽ hai đường biếu diễn, một đường thế hiện tỉ suất tử, một đường biếu diễn tỉ suất sinh.
- Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tùng tự nhiên của dân số.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số: tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất ử từng năm (đơn vị %).
Nhận xét: Thời kì 1979 -1999: tỉ suất sinh và tử đều giảm do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa dân số nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dân số nước ta tính đến năm 2002 là:
A. 70 triệu.
B. 74,5 triệu.
C. 79,7 triệu.
D. 81 triệu.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 2: Dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới (2002)?
A. 12.
B. 14.
C. 16.
D. 18.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 3: Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước:
A. ít dân trên thế giới.
B. Trung bình trên thế giới.
C. Đông dân trên thế giới.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 4: Trong khu vực Đông Nam Á, tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy?
A. 1.
B. 2.
B. 3.
D. 4.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 5: Từ giữa thế ki XX, nước ta bước vào thời kì bùng nổ dân số là do:
A. Tiến bộ về y tế.
B. Đời sống người dân được cải thiện.
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm dần đến tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 6: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:
A. Tương đối thấp.
B. Trung bình.
C. Cao.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 7: Dựa vào bảng 2.1 (SGK trang 8), cho biết vùng nào ở nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Bắc.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 8: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
A. Sự phát triển kinh tế.
B. Môi trường.
C. Chất lượng cuộc sống.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 9: Dựa vào bảng 2.2 (SGK), cho biết cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta thời kì 1979 -1999, nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi và từ 60 tuổi trở lên:
A. Đang có sự thay đổi.
B. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 10: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cần phải thực hiện:
A. Kế hoạch hóa gia đình.
B. Giảm tỉ lệ sinh.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.