I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Dãy núi Hoàng Liên Sơn của nước ta có hướng
A. Tây Bắc - Đông Nam.
B. Vòng cung.
C. Đông Bắc - Tây Nam.
D. Bắc - Nam.
Câu 2. Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng:
A. Vòng cung.
B. Tây Bắc - Đông Nam.
C. Đông Bắc - Tây Nam.
D. Bắc - Nam.
Câu 3. Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là:
A. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm.
B. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích.
C. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.
D. Đồi núi cao chiếm 10% diện tích.
Câu 4. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng tới địa hình Việt Nam là:
A. Làm cho địa hình thấp xuống.
B. Làm cho địa hình trẻ lại, bồi tụ đồng bằng.
C. Tạo lên nhiều cao nguyên đá vôi ở Bắc Trung Bộ.
D. Bào mòn địa hình đồi núi và tạo lên các đồng bằng.
Câu 5. Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở:
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Tây Bắc.
Câu 6. Địa hình nước ta thấp dần theo hướng:
A. Đông Bắc - Tây Nam.
B. Tây Bắc - Đông Nam.
C. Bắc - Nam.
D. Tây - Đông.
Câu 7. Địa hình núi nước ta chạy theo hai hướng chính là:
A. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung.
B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
C. Bắc - Nam và vòng cung.
D. Đông - Tây và vòng cung.
Câu 8. Dãy núi cao nhất nước ta là:
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Trường Sơn.
C. Bắc Sơn.
D. Ngân Sơn.
Câu 9. Nguyên nhân hình thành nên các dãy núi có hướng vòng cung ở phía Bắc nước ta là do:
A. Khối nền cổ Việt Bắc khá lớn và có hình dáng tương đối tròn.
B. Sông ngòi chảy theo hướng vòng cung.
C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
D. Do sụt lún, đứt gãy địa hình theo hướng vòng cung.
Câu 10. Nguyên nhân các dãy núi chính của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là do:
A. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
B. Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C. Các khối nền cổ kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. Động đất, núi lửa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 11. Địa hình đồi núi thấp của nước ta phân bố tập trung ở:
A. Vùng Tây Bắc.
B. Vùng Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.
C. Tây Nguyên và Đông Bắc.
D. Vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 12. Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với mực nước biển trung bình khoảng:
A. 1m.
B. 5m
C. 2m - 3m.
D. 4m - 5m.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Phân tích những thuận lợi của thiên nhiên châu Á.
Câu 2 (4,0 điểm).
Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền. Sự phân hoá khí hậu chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhân tố nào?
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Chọn |
A |
A |
B |
B |
C |
B |
B |
A |
A |
C |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Phân tích được những ý sau:
- Châu Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn như than đá, dầu mỏ, khí đốt, đồng. Các nguồn năng lượng như thuỷ triều, thuỷ năng, gió cũng rất dồi dào.
- Có nhiều đới và kiểu khí hậu đa dạng là điều kiện thích hợp cho nhiều loại cây trồng... Hệ thống sông ngòi dày đặc cũng rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp.
Câu 2 (4,0 điểm).
a. Nam Á có 3 miền địa hình:
* Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a:
- Chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320 - 400km.
- Là ranh giới khí hậu quan trọng giữa 2 khu vực Trung Á và Nam Á.
+ Về mùa đông, dãy Hi-ma-lay-a chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống Nam Á làm cho Nam Á ấm hơn.
+ Vê mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía Nam.
* Phía Nam là sơn nguyên Đe-can:
- Tương đối thấp và bằng phẳng.
- Hai rìa phía Tây và phía Đông của sơn nguyên là dãy Gát Tây và Gát Đông.
* Đồng bằng Ấn - Hằng:
- Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can.
- Rộng và bằng phẳng, dài 3.000km, rộng 250 - 350km.
b. Sự phân hoá khí hậu chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhân tố địa hình.