I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hướng gió mùa mùa hạ ở Đông Á là:
A. Đông Nam - Tây Bắc.
B. Đông Bắc - Tây Nam.
C. Tây Bắc - Đông Nam.
D. Tây Nam - Đông Bắc.
Câu 2. Hướng gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á và Nam Á là:
A. Đông Nam Á hướng Đông Bắc - Tây Nam, Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam.
B. Đông Nam Á và Nam Á cùng có hướng Tây Nam - Đông Bắc.
C. Đông Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc, Nam Á hướng Dông Bắc - Tây Nam.
D. Đông Nam Á hướng Tây Bắc - Đông Nam, Nam Á hướng Tây Nam - Đông Bắc.
Câu 3. Hướng gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Á là:
A. Tây Bắc - Đông Nam.
B. Đông Nam - Tây Bắc.
C. Đông Bắc - Tây Nam.
D. Tây Nam - Đông Bắc.
Câu 4. Năm 2002, châu Á có số dân đông nhất thế giới và:
A. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
B. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ nhì thế giới.
c. Ti lệ tăng tự nhiên cao thứ ba thế giới.
D. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ tư thế giới.
Câu 5. Chủng tộc Môn-gô-lô-it ở châu Á phân bố tập trung ở các khu vực:
A. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á.
B. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á.
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.
Câu 6. Châu Á có số dân đông nhất thế giới vì:
A. Châu Á tiếp giáp với châu Âu và châu Phi.
B. Châu Á tiếp giáp với ba đại dương lớn, có đường bờ biển dài.
C. Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu.
D. Châu Á có nhiều chủng tộc.
Câu 7. Dân cư châu Á chủ yếu tập trung ở những khu vực có đông bằng màu mỡ là:
A. Tây Á, Bắc Á và Đông Bắc Á.
B. Trung Á, Tây Á và Tây Nam Á.
C. Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.
D. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Câu 8. Thành phố có số dân cao nhất các nước châu Á là:
A. Tô-ki-ô của Nhật Bản.
B. Xơ-un của Hàn Quốc.
C. Bắc Kinh của Trung Quốc.
D. Niu Đê-li của Ấn Độ.
Câu 9. Diện tích châu Á là 44,4 triệu km2, dân số châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân sô trung bình là:
A. 85 người/km2.
B. 10 người/km2.
c. 75 người/km2.
D. 50 người/km2.
Câu 10. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á thời Cổ đại và Trung đại là:
A. Kinh tế chậm phát triển do kĩ thuật lạc hậu.
B. Đạt trình độ phát triển cao của thế giới về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp.
C. Đạt trình độ phát triển cao về sản xuất công nghiệp.
D. Kinh tế chậm phát triển do chiến tranh.
Câu 11. Một trong những sản phẩm nổi tiếng thời cổ đại và Trung đại của khu vực Tây Nam Á là:
A. Thảm len.
B. Gia vị và hương liệu.
C. Tơ lụa.
D. Vải bông.
Câu 12. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nền kinh tế các nước châu Á phát triển chậm lại và lâm vào tình trạng kiệt quệ vì:
A. Không áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
B. Xảy ra khủng hoảng kinh tế.
C. Chính trị không ổn định, xảy ra nội chiến liên miên.
D. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây cùng với chế độ phong kiến trong nước thối nát.
II. Tự LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á năm 2001
Các nước |
Cơ cấu GDI (%) |
GDP/người
(USD) |
Mức thu nhập |
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Dịch vụ |
Nhật Bản |
1,5 |
32,1 |
66,4 |
33.400 |
cao |
Cô-oét |
0,2 |
58,0 |
41,8 |
19.040 |
cao |
Việt Nam |
23,6 |
37,8 |
38,6 |
415 |
thấp |
Lào |
53,0 |
22,7 |
24,3 |
317 |
thấp |
Hãy:
a. So sánh giá trị nông nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước có mức thu nhập cao với các nước có mức thu nhập thấp.
b. Nêu mối quan hệ giữa giá trị nông nghiệp và dịch vụ với bình quân GDP theo đầu người.
Câu 2: (4,0 điểm)
Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Chọn |
A |
B |
A |
C |
C |
C |
D |
A |
A |
B |
A |
D |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. So sánh:
- Các nước có thu nhập cao: Giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, còn giá trị ngành dịch vụ cao.
- Các nước có thu nhập thấp: Giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao, còn giá trị ngành dịch vụ thấp.
b. Mối quan hệ:
- Những nước có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao thì có bình quân GDP theo đầu người thấp (như Việt Nam, Lào).
- Những nước có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp có bình quân GDP theo đầu người cao (như Nhật Bản và Cô-oét).
Câu 2 (4,0 điểm).
HS trình bày được các ý sau:
- Từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay Nhật Bản là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
- Trong quá trình phát triển Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
- Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản là:
+ Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
+ Công nghiệp điện từ: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính...
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh...
- Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ... mà thu nhập của người Nhật rất cao. Bình quân đầu người năm 2001 đạt 33.400 USD.