171. Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông cửu Long không ngừng tăng lên chủ yếu là do:
A. Đảm bảo được nguồn nước tưới trong mùa khô.
B. Thay đổi cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ.
C. Khai hoang và tăng vụ.
D. Phát triển thủy lợi, thau chua, rửa mặn.
172. Thế mạnh của vùng đồng bằng sông Hổng và đồng bằng sông cửu Long trong sản xuất lương thực, thực phẩm:
A. Khí hậu, thời tiết, nguồn nước đều thuận lợi cho trồng lúa.
Đ. Giáp biển với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú.
C. Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm.
D. Đất chưa sử dụng cồn nhiều, có thể cải tạo đưa vào sản xuất.
173. Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông cửu Long, loại đất chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là:
A. Đất ở.
B. Đất lâm nghiệp.
C. Đất chuyên dùng
D. Đất chưa sử dụng.
174. Trong sản xuất lương thực, đồng bằng sông cửu Long có ưu thế hơn đồng bằng sông Hồng về:
A. Diện tích gieo trồng.
B. Trình độ thâm canh.
C. Chăn nuôi lợn.
D. Năng suất lúa.
175. Thế mạnh của đồng bằng sông cửu Long đối vơi sản xuất lương thực (lúa) là:
A. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm diện tích lớn nhất nước.
B. Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác.
C. Năng suất và sản lượng lúa cả năm tăng liên lục.
D. Có trình độ thâm canh cao, hệ số sử dụng ruộng đất lớn.
176. Điều nào sau đây không giải thích được vì sao ngành thủy sản hoạt động mạnh ở đồng bằng sông cửu Long?
A. Giáp vùng biển giàu tiềm năng với nhiều ngư trường lớn.
B. Các bãi triều và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
C. Có trên 700 km bờ biển và vùng thềm lục địa rộng lớn.
D. Sử dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại.
177. Nhận định nào chưa đúng về vai trò của đồng bằng sông cửu Long trong sản xuất lúa của cả nước ta?
A. Là địa bàn giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước.
B. Là vựa lúa lớn nhất nước ta và cung cấp chủ yếu lượng gạo xuất khẩu hàng năm
C. Sản lượng lúa luôn vượt quá 1/2 sản lượng lúa cả nước.
D. Sản lượng lúa luôn đạt mức xấp xỉ sản lượng lúa cả nước.
178. Để tạo môi trường sông cho các loài thủy sản nước lợ, nước mặn biện pháp quan trọng là:
A. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật.
B. Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ.
C. Duy trì và phát triển rừng ngập mặn.
D. Tận dụng diện tích mặt nước chưa sử dụng.
179. Bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông cửu Long cao nhất nước là do:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng lúa
B. Sản lượng lúa cao nhưng dân số chưa đông.
C. Năng suất lúa cao nhưng dân số chưa đông.
D. Diện tích gieo trồng lúa lớn nhưng dân số ít.
180. Những định hướng lớn đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long:
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang.
B. Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.
D. Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác.
181. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về bình quân sản lượng lúa đầu người của 2 vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đồng bằng sông Cửu Long luôn có bình quân lúa theo đầu người cao hơn so với đồng bằng sông Hồng.
B. Bình quân sản lượng lúa theo đầu người của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đều tăng.
C. Bình quân sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long gấp 2,3 lần bình quân của cả nước và cao hơn các vùng khác.
D. Bình quân sản lượng lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long.
182. Tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long:
A. Kiên Giang
B. An Giang.
C. Cà Mau
D. Tiền Giang.
183. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bàng sông Cửu Long? .
A. Đất lâm nghiệp của hai đồng bằng chiếm tỉ trọng nhỏ vì đồng bằng chỉ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
B. Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất vì đây là hai vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước.
C. Đất chuyên dùng ở đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng khá lớn do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hoá.
D. Đất chưa sử dụng ở đồng bằng sồng Hồng chủ yếu là đất nhiễm mặn do sự xâm nhập của thuỷ triều.
184. Tài nguyên nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải biển?
A. Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp.
B. Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn.
C. Nguồn lợi sinh vật biển giàu có, phong phú.
D. Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh kín.
185. Xác định 4 mỏ dầu khí đang hoạt động thuộc vùng trũng cửu Long:
A. Mỏ Rồng Đôi, Hải Thạch, Mộc Tinh, Kim Cương.
B. Mỏ Rồng, Bạch Hổ, Đại Hùng và Bun-ga - Kê-wa.
C. Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, mỏ Rồng.
D. Mỏ Đại Hùng, Lan Tây - Lan Đỏ, Tiền Hải, mỏ Rồng.
186. Các tài nguyên biển và hải đảo của nước ta phải được khai thác một cách tổng hợp là vì:
A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biển.
B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.
C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.
187. Không nằm trong vai trò quan trọng của ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ trong cơ cấu lãnh thổ của nước ta:
A. Đóng góp tới 80% trị giá kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta.
B. Có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
C. Hội tụ hàng loạt thế mạnh về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.
D. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
188. Tiềm năng nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với việc phát triển kinh tế, xã hội:
A. Gần các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và khoáng sản.
B. Lịch sử khai thác lâu đời với nền văn minh lúa nước.
C. Nguồn lao động dồi dào với trình độ kĩ thuật cao.
D. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện phát triển.
189. Thế mạnh hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
A. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
B. Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam.
C. Cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào.
D. Nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước.
190. Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm:
A. Giải quyết việc làm và nâng cao mức sông dân cư của vùng.
B. Phát huy thế mạnh của vùng, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
C. Thu hút nguồn lao động có kĩ thuật từ các nơi khác đến.
D. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
191. Không phải là thế mạnh của vùng kinh tế trạng điểm Nam Bộ:
A. Có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
B. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
C. Tài nguyên dầu khí ở vùng thềm lục địa.
D. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
192. Để nâng cao vị thế của vừng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế của cả nước cần phải:
A. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các khu công nghiệp tập trung.
B. Tạo ra các nông sản chủ lực có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới.
C. Đầu tư mạnh vào các ngành có nhiều lợi thế về tài nguyên và lao động.
D. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến để gia tăng giá trị hàng xuất khẩu.
193. Ý nào sau đây không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng?
A. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
B. Phát triển các ngành công nghiệp chế hải sản và giao thông vận tải biển.
C. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.
D. Là nơi lí tưởng để xây dựng các cảng biển mở rộng mối quan hệ giao thương nước ngoài.
ĐÁP ÁN:
171. C; 172. B; 173. A; 174. A; 175. B; 176. D; 177. D; 178. C; 179. B; 180. A.
181. D; 182. A; 183. D; 184. B; 185. C; 186. B; 187. D; 188. C; 189. A; 190. B.
191. D; 192. A; 193. D.